Thứ Bảy, 06/04/2013 17:01

“Chuyện tình” trái pháp luật

Mặc dù cô bé tự nguyện, nhưng “bạn trai” của cô vẫn phải ra hầu tòa với tư cách bị cáo, bởi theo quy định của pháp luật hình sự, hành vi “yêu” người chưa đủ 13 tuổi là phạm vào tội “hiếp dâm trẻ em”.

Theo cáo trạng, lời khai của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa: MBN (31 tuổi) và cháu NTQG (chưa đủ 13 tuổi) là hàng xóm của nhau. N từng có vợ con nhưng đã ly hôn. Khoảng đầu năm 2014, giữa N và cháu G thường nhắn tin nội dung tình cảm vào điện thoại di động của nhau. Trưa ngày 30/5/2015, N qua nhà hàng xóm, thấy cháu G đang nằm ngủ cùng người chị song sinh, bèn đập nhẹ vào chân gọi G dậy. Sau khi cả hai vào phòng khách nói chuyện một lát, N rủ G lên gác lửng. Cháu G đồng ý. N tiếp tục “xin” và lại được G dễ dàng gật đầu. Cả hai cùng nhau làm chuyện người lớn. Lúc N và cháu G đi xuống lại phòng khách, chị gái song sinh của cháu G nhìn thấy, nghi ngờ nên mách bà nội. Bị người thân tra hỏi, cháu G kể lại toàn bộ sự việc. Ông bà nội G làm đơn tố cáo đến cơ quan công an. N thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật và ngay sau đó bị bắt tạm giam. Trước hội đồng xét xử TAND tỉnh, một lần nữa N thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã truy tố. Tòa hỏi lời khai của bị cáo đúng không, bị hại im lặng.

Gia đình bị hại đến mua nhà của chú ruột N nên trở thành hàng xóm gần gũi với gia đình bị cáo, chỉ cách nhau cái hàng rào. Cuộc sống của hai gia đình bình thường “suôn sẻ” cho đến đầu năm 2014, vợ chồng N (sống ở trong Nam) ly hôn, N về Huế ở cùng mẹ. Nhà mẹ N làm nghề bánh kẹo nên chị em G thường qua chơi, làm giúp. Thấy cháu G và N gọi xưng với nhau bằng “chú”, “cháu” nên không ai mảy may nghi ngờ điều gì. Các bậc cha mẹ không hề ngờ rằng, giấu giếm “sau lưng” họ là những cuộc điện thoại, những tin nhắn nội dung “tình cảm” của N và G. Người dì của bị cáo khổ sở nhớ lại, một lần mẹ N tình cờ phát hiện những tin nhắn tình cảm đó, liền la lên cảnh báo: “Mi với G yêu nhau à, điều đó không được mô, hắn còn nhỏ rứa, mi coi chừng bị đi tù đó”. Nhưng N “trấn an” mẹ, sẽ không làm điều gì sai trái, đợi lúc nào G lớn, đủ tuổi rồi sẽ yêu đương cưới hỏi đàng hoàng. Mẹ N tin lời con. Ai ngờ, N có hành vi sai trái khiến cả hai bên gia đình rơi vào bi kịch.

Nhiều người dự khán “trách móc” mẹ N, đã biết chuyện tình cảm của con với một cô bé chưa đến 13 tuổi là trái pháp luật, có nguy cơ phải đi tù, vậy mà không quyết liệt cản ngăn. Cũng có ý kiến ngược lại, bị cáo đã 31 tuổi, đã từng một lần kết hôn, phải có trách nhiệm điều chỉnh các hành vi của mình cho đúng, đâu phải trẻ vị thành niên mà lúc nào cha mẹ cũng “kè kè”. Gây ra chuyện, giờ bị pháp luật xử lý lại còn khiến người thân lo lắng, khổ sở.

Cha mẹ bị hại ngồi thẫn thờ, mặt “buồn như có đám”. Có lẽ họ mới là người phải ân hận vì đã không quan tâm, theo sát đứa con đang ở độ tuổi rất cần bảo ban, uốn nắn, giúp đỡ của cha mẹ. Bị hại “nhí” có lẽ cũng xấu hổ nên suốt phiên tòa không trả lời bất cứ câu hỏi nào của hội đồng xét xử. Người thân bị cáo năn nỉ, nhưng bị hại vẫn không đề nghị tòa giảm nhẹ mức án cho bị cáo. Tuy nhiên, cha mẹ bị hại dù rất đau lòng vẫn bao dung độ lượng có đơn và tại phiên tòa có ý kiến xin xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho N.

Sau khi nghị án, áp dụng cho bị cáo những tình tiết giảm nhẹ như bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, đại diện của bị hại đề nghị giảm nhẹ một phần hình phạt…, tòa tuyên án phạt N 12 năm tù. Bị cáo lặng lẽ theo công an ra “xe tù” để về lại trại tạm giam. Gia đình N, người bật khóc, kẻ ngồi thừ. Cha mẹ bị hại thì đưa con ra khỏi phòng xét xử, dáng vẻ mặt mày ủ rũ.

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.