Thứ Hai, 16/06/2008 05:24

“Học phí” đắt

Nguyễn Văn B. là sinh viên năm thứ hai của một trường đại học ở Huế, quen biết và có tình cảm với cô H. cùng làng, cũng là sinh viên cùng trường nhưng học sau B. một khoá. Tình cảm của B. được H. đáp lại. Chủ nhật hôm đó, B. và H. cùng về làng. B. đưa H. đi uống cà phê. Khi hai người vừa ngồi xuống bàn, đang chờ phục vụ đưa đồ uống ra, thì người thanh niên ngồi bàn bên cạnh nhìn qua phía H.. Cho rằng, người này “nhìn đểu” bạn gái mình, B. liền động khẩu, gây gổ, Trong lúc hai người cãi vã, B. chạy vào phía sau quán, chụp chiếc ghế bằng gỗ đánh nhiều cái vào người thanh niên, gây thương tích 31%. Phiên toà xét xử lưu động tại địa phương, H. có mặt theo giấy triệu tập của toà án, tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Có vài lần, cô nhìn qua phía người bạn trai đang ở vị trí bị cáo, nhưng không đi qua khoảng cách là một hàng ghế, đến bên “người đó” lần nào...

Cửa đóng lại

Mẹ của B., một phụ nữ chất phác, chốc chốc lại lấy ống tay áo thấm nước mắt. Chị kể: “Hắn là anh cả của hai đứa em đang là học sinh. Hắn ngoan lắm, chưa lúc mô gây gổ đánh bậy với ai, lo học hành rồi phụ giúp công việc với cha mẹ. Lúc thằng con tui đỗ đại học, cả nhà tui vui mừng và tự hào lắm. Công việc nhà nông của vợ chồng tui rất vất vả, từ ngày B. theo học đại học, chi phí tăng lên, nên vợ chồng tui càng vất vả hơn. Thằng B. thương cha mẹ, đôi lúc có ý muốn “rẽ ngang”, theo học một nghề để nhanh chóng kiếm được tiền phụ giúp gia đình. Nhưng vợ chồng tui kiên quyết không đồng ý. Đỗ đại học, có nghĩa là cánh cửa tương lai tốt đẹp bắt đầu mở ra, vậy nên vợ chồng tui động viên hắn phải học cho tốt mới là cách giúp đỡ cha mẹ, cũng để làm gương cho hai đứa em. Riêng vợ chồng tui, ráng dậy sớm hơn, thức khuya hơn, chi tiêu chắt bóp hơn, để có tiền cho con học hành, có kiến thức khoa học, hi vọng sau này cuộc đời con sẽ tươi đẹp hơn cuộc đời cha mẹ. Biết B. có tình cảm với cháu H. cùng làng, vợ chồng tui cũng đồng ý thôi, vì tụi hắn đã đôi mươi cả rồi, có tình cảm với nhau cũng bình thường, miễn răng động viên nhau cùng học tập cho tốt là được. Không ai có thể ngờ, thằng con tui lại hành động sai lầm một cách nông nổi như rứa. Bị đi tù thì coi như cánh cửa tương lai đóng lại rồi còn chi”... Lúc này, người mẹ đau khổ không nén được bật khóc: “Đành rằng sai thì phải sửa, rồi thì làm lại, nhưng sẽ không dễ dàng chút mô”...
 
“Học phí”... giá đắt
 
Trước hội đồng xét xử, Nguyễn Văn B. thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội. Trả lời câu hỏi vì sao lại gây thương tích cho người thanh niên mà mình không hề quen biết, B. cho rằng, chỉ vì thấy người đó nhìn bạn gái mình một cách không bình thường nên cảm thấy bực tức. Trong lúc lời qua tiếng lại đã không kiềm chế được bản thân nên xảy ra hành vi đáng tiếc. Khi nghe vị đại diện viện kiểm sát đề nghị hội đồng xét xử phạt bị cáo mức án từ 2 năm đến 3 năm tù, một chị đứng ngoài hành lang phòng xử án, có vẻ như rất thân thuộc với gia đình bị cáo, nói giọng xót xa nhưng không giấu nổi bực bội: “Cái thằng (bị cáo) thiệt ngu. Công sức cha mẹ nuôi nấng dạy dỗ, hi sinh tất cả vì con, cho học hành tử tế thì phải cư xử cho tử tế chớ. Chừ, mất hết. Đi tù rồi chấm dứt học hành, lúc ra làm lại cũng khó. Bây chừ, nhà con bé Hạnh đã cấm tiệt, không cho con bé “dính” vô thằng B. nữa.
 
Nguyễn Văn B. lặng người. Nhiều người có mặt tại phòng xét xử cũng có cảm giác như “người trong cuộc” trước mức án mà bị cáo chắc chắn phải chấp hành. Điều đó khiến họ phải suy nghĩ rất nhiều đến cách cư xử trong cuộc sống thường nhật. Nguy cơ phạm sai lầm là rất lớn, thậm chí tự biến mình từ người lương thiện thành tội phạm hình sự nếu như không tự rèn luyện, biết kiềm chế bản thân, để xử sự đúng mực. Như trường hợp của cậu thanh niên Nguyễn Văn B., “học phí” cho bài học đó quá đắt giá.
 

Thùy Chi

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.