Chủ Nhật, 01/12/2013 13:57

​Mỹ tăng tốc nghiên cứu chống siêu khuẩn kháng thuốc

Cơ quan y tế Mỹ cho biết đang thiết lập một mạng lưới các phòng thí nghiệm toàn quốc để có thể phản ứng nhanh với loại siêu khuẩn kháng thuốc mới phát hiện.

Đến 2050: Siêu khuẩn có thể khiến 10 triệu người tử vong mỗi nămAnh: Nhận thức về kháng thuốc kháng sinh vẫn còn thấp

​Mỹ tăng tốc nghiên cứu chống siêu khuẩn kháng thuốc

Cơ quan y tế Mỹ đã tìm kiếm gen mcr-1 tại Mỹ kể từ khi loại gen kháng thuốc này xuất hiện tại Trung Quốc năm 2015 - Ảnh: AFP

Theo AFP, tuyên bố do Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đưa ra ngày 31-5 ngay sau khi phát hiện trường hợp bệnh nhân đầu tiên nhiễm phải một chủng vi khuẩn E. coli nguy hiểm vì có chứa gen kháng thuốc, còn gọi là siêu khuẩn kháng thuốc.

Giới chức ngành y tế Mỹ cũng đang xác minh các đối tượng khác đã có tiếp xúc với bệnh nhân là một phụ nữ 49 tuổi, người bang Pennsylvania miền đông nước Mỹ.

Đây là người bệnh bị chứng viêm đường tiết niệu có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn E.coli chứa gen kháng thuốc mcr-1.

Bắt đầu từ mùa thu năm nay, CDC sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cần thiết cho “7 đến 8 phòng thí nghiệm tại các khu vực, phòng thí nghiệm tại tất cả các bang cùng 7 thành phố/vùng lãnh thổ lớn”.

Từ đó giúp các trung tâm nghiên cứu dò tìm và phản ứng nhanh với các vi khuẩn kháng thuốc.

Phòng thí nghiệm tại các bang cũng sẽ nghiên cứu về những thay đổi trong cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn rồi báo cáo lại phát hiện của họ với cơ quan quản lý cấp liên bang.

Từ đó giúp việc kiểm soát các bệnh do nhiễm trùng nhanh hơn, phòng ngừa nguy cơ kháng thuốc lan rộng trong tương lai.

Người phụ nữ ở Pennsylvania gần đây không hề xuất cảnh, do đó giới chức y tế Mỹ chưa hiểu vì sao bà lại bị nhiễm loại vi khuẩn có chứa gen kháng thuốc từng được phát hiện trước đây tại Trung Quốc và châu Âu.

Gen mcr-1 là loại gen giúp vi khuẩn kháng thuốc colistin - một loại kháng sinh vốn chỉ được sử dụng như phương cách cuối cùng sau khi mọi kháng sinh khác đã “bó tay”.

Colistin từng phổ biến từ năm 1959 trong điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên sau đó bị cấm sử dụng vào những năm 1980 vì tác hại của nó với thận. Loại thuốc này sau đó được dùng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, đặc biệt ở Trung Quốc.

Tuy nhiên thời gian qua colistin lại được đưa vào điều trị tại các bệnh viện và trung tâm y tế khi vi khuẩn bắt đầu kháng lại nhiều loại kháng sinh mới hiện đại hơn. 

Theo Tuổi trẻ

 
 
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi
Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi

Vừa qua, chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của vua Hàm Nghi (1944 - 2023) tại Huế, nhất là việc khai trương không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật” giúp công chúng hiểu rõ hơn chân dung về vị vua yêu nước. Ông Nguyễn Đắc Xuân, Chủ tịch Hội Nghiên cứu và phát triển Di sản văn hóa Huế, người nghiên cứu về vua Hàm Nghi từ rất sớm, rất vui trước sự kiện này. Ông đã có buổi trò chuyện với Báo Thừa Thiên Huế xung quanh việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi.

Sen Huế “tỏa hương”
Sen Huế “tỏa hương”

Từ sen Huế gần gũi, các nhà nghiên cứu ở Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế đã “biến” từng bộ phận của cây sen truyền thống thành sản phẩm hấp dẫn trên bàn ăn, phòng khách của người dân Việt và nay mai đang chuẩn bị sang Mỹ.

Ra mắt ấn phẩm về hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Ra mắt ấn phẩm về hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

“Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai: Tiếp nhận từ văn hóa dân gian, tri thức bản địa hướng đến du lịch sinh thái cộng đồng” (TS. Lê Vũ Trường Giang chủ biên, NXB Thuận Hóa) vừa được ra mắt chiều 4/1 tại TP. Huế.