Thứ Hai, 11/06/2012 09:29

“Nhà của làng” sẽ đông và vui?

“Nhà của làng” là cách gọi nhà gươl, nhà rông và Dúng Klang (nhà moong) truyền thống của đồng bào người Cơ tu, Tà ôi và Pa kô ở hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới của TS Nguyễn Thị Sửu, Trưởng Ban dân tộc tỉnh. Tôi thích cách gọi này vì nó gợi lên sự ấm áp, cho dù đó là một định danh chưa phổ biến và có lẽ, còn phải thảo luận rất nhiều đi đến sự thống nhất chung.

Tuy nhiên, câu chuyện của chúng tôi ở đây lại bắt đầu từ một khía cạnh khác. Đó là những trao đổi và băn khoăn của rất nhiều người khi rất nhiều nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng dành cho đồng bào ở Nam Đông và A Lưới gần như không phát huy được hiệu quả. Những ngôi nhà được xây dựng mô phỏng theo “nhà của làng” thường khép cửa, ít người qua lại. Anh Dương Thế Hùng, Chánh Văn phòng HĐND tỉnh trong buổi thảo luận tại Ban Văn hóa xã hội mới đây cũng chia sẻ về vắng vẻ, về những khung ảnh bám đầy mạng nhện, về sự lỏng lẻo của các vật dụng ở bên trong mà anh tường tận những ngày cuối tháng 10 vừa qua...

Thực ra mà nói thì việc kiên cố hóa nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2007 đã được bắt đầu bằng một ý định tốt. Song trong quá trình thực thi, có thể do nóng vội, do là sự kết hợp của nhiều mục đích khác nhau như giảm nghèo; phát triển cây trồng, vật nuôi và tăng cường mạng lưới giáo dục ở vùng miền núi và do chưa có sự điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng phong tục tập quán của đồng bào... nên có nhà sinh hoạt ở các cụm dân cư mà người dân không thấy sự gần gũi; thấy không phải là nơi họ có thể nghỉ ngơi, vui chơi, tiếp khách những khi lễ hội, cũng không thể là nơi hẹn hò của các chàng trai, cô gái đến tuổi cập kê. Vì thế mà hệ thống nhà sinh hoạt này thường vắng vẻ cũng là điều dễ hiểu.

Việc khắc phục và làm thế nào để các “nhà của làng” ấm áp, đông vui hơn do vậy cũng là điều không dễ. Sẽ là không khó nếu chỉ trang thiết bị thêm phương tiện nghe, nhìn, đọc... nhưng để làm thế nào đồng bào thực sự yêu quý và gắn bó với thiết chế này có vẻ như cần một sự bắt đầu lại. Chẳng hạn như thay vì đầu tư trọn gói, có thể huy động thêm một khoản đóng góp bằng tiền, hoặc bằng ngày công của người dân trên một thiết kế có sự dung nạp, điều chỉnh hài hòa về chất liệu để nó vừa bền về công năng, lại thật sự là “nhà của làng” để người dân luôn có nhu cầu hướng về và tìm đến. Những thông tin mới trên các lĩnh vực hoạt động xã hội sẽ từ đó mà được đưa đến cho người dân một cách tích cực nhất.

Đồng ý với quan điểm này, Ban Dân tộc tỉnh cho biết là sẽ có những đề xuất với tỉnh, với chính quyền địa phương để có những hình thức thích hợp trong xây dựng, trong tổ chức sinh hoạt để các nhà sinh hoạt văn hóa sẽ thực sự là “nhà của làng”. Một thông tin hay là huyện A Lưới đã xây dựng đề án khôi phục 15 nhà rông, 3 nhà Gươl và 1 nhà Dúng Klang theo đúng nguyên trạng.

Hạnh Nhi
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.