Chủ Nhật, 15/03/2009 15:27

“Nút thắt” còn lại

Ai cũng biết, với dăm ba sào ruộng, đôi ba con heo, vài chục con gà vịt... các hộ nông dân thật khó mà vượt qua giới hạn đủ ăn, chứ đừng nói tới “giấc mơ làm giàu”. Làm thế nào để thoát nghèo vẫn là một bài toán khó với nhiều hộ nông dân Thừa Thiên Huế và vùng duyên hải miền Trung nói chung. Kết quả từ hội nghị nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi toàn tỉnh lần thứ VI vừa qua đã khẳng định hiệu quả và sức lan toả của một phong trào.

Dân gian có câu: “cho cần câu hơn cho xâu cá”. Phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của Hội Nông dân Việt Nam với nhiều giải pháp và mô hình hay đã thật sự là “chiếc cần câu” để nhiều hộ nông dân các địa phương vươn lên làm giàu chính đáng. Theo báo cáo của Hội Nông dân tỉnh, trong giai đoạn 2009-2011 toàn tỉnh có hơn 29.220 lượt hộ được bình chọn là nông dân SXKD giỏi các cấp, tăng 4.482 hộ so giai đoạn 2007-2009. Cũng tại hội nghị này, nhiều điển hình, mô hình SXKD giỏi từ các địa phương với mức thu nhập từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng mỗi năm được tuyên dương, khen thưởng... Cùng với trồng lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo truyền thống; nhiều loại vật nuôi, cây trồng mới với kỹ thuật sản xuất tiên tiến được đưa vào áp dụng, như: trồng hoa chất lượng cao, thanh long, trồng rừng; nuôi ếch, baba, kỳ đà, cầy hương, lợn gà siêu nạc, tôm cá các loại... Các mô hình sản xuất mới được áp dụng theo hướng trang trại, kết hợp chăn nuôi với trồng trọt và dịch vụ. Nhờ vậy, thu nhập và đời sống của nhiều hộ nông dân đã được cải thiện đáng kể. Theo hướng sản xuất hàng hoá, nhiều hộ nông dân đã vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất của quê hương mình. Số lượng nông dân làm nhà lầu, sắm ô tô không còn là chuyện hiếm. “Dân giàu nước mạnh”, các hộ nông dân SXKD giỏi không chỉ cải thiện đời sống của gia đình mình, mà còn giúp đỡ tích cực nhiều hộ nông dân còn nghèo khó và đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Để có kết quả trên, những năm qua, không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, vận động suông, Hội Nông dân các cấp đã thật sự “ra tay” gỡ khó và hỗ trợ cho nông dân bằng những việc làm thiết thực. Số liệu của Hội Nông dân tỉnh cho thấy, các cấp hội đã phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh để giải quyết vốn vay cho hàng chục ngàn lượt hộ nông dân vay với tổng dư nợ trên 346 tỷ đồng. Đó là chưa kể hơn 4,3 tỷ đồng vốn vay quay vòng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh. Cũng trong 2 năm qua, các cấp hội đã tổ chức 5.245 lớp tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn... để nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đa dạng hoá sản xuất dịch vụ... nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Những kết quả đạt được từ phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi thời gian qua đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, theo chúng tôi dấu ấn của sự "liên kết 4 nhà" trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh và phong trào nông dân SXKD nói riêng chưa thật chặt, nhất là trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm. Cho đến nay, đầu ra cho sản phẩm vẫn là nỗi lo lớn nhất của nhiều hộ nông dân. Đây chính là khâu mấu chốt, nhưng đang là rào cản lớn nhất trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trên địa bàn tỉnh. Cho đến nay, nhiều hộ nông dân sau khi làm ra sản phẩm vẫn quay quắt vì không biết bán ở đâu và còn đơn độc trong việc "tìm chợ" để bán hàng. Tiếp sau sự "bắt tay" với "nhà băng" để giải quyết về vốn, với các nhà khoa học để chuyển giao khoa học kỹ thuật...; Hội Nông dân các cấp cần chủ động có thêm những cái "bắt tay" với các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp liên quan để gỡ "nút thắt" còn lại cho các hộ nông dân.
 
Hoàng Thành
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.