Thứ Ba, 05/07/2016 08:31

40 năm chiến tranh biên giới Tây Nam: Ký ức những người trong cuộc

Trong chiến tranh biên giới Tây Nam đã có biết bao cán bộ, chiến sĩ Việt Nam và Campuchia hy sinh hoặc để lại một phần máu, thịt của mình ở chiến trường.

Đưa chiến tranh biên giới vào sách giáo khoa: chờ sách thì rất lâu!

40 năm chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam đã trôi qua nhưng ký ức của những người trong cuộc vẫn còn mãi đậm sâu. Nhớ lại những năm tháng ấy, những người trong cuộc luôn tự hào rằng bản thân đã được tham gia bảo vệ Tổ quốc, tham gia lật đổ chế độ Pol Pot, giải phóng nhân dân Campuchia có nguy cơ bị diệt chủng.

Quân tình nguyện Việt Nam ở mặt trận Campuchia. Nguồn: TTXVN

Ông Lê Văn Hiển (hay còn gọi với tên thân quen là Sáu Hạnh) nhớ lại: Khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, đất nước hòa bình chưa đầy 2 năm, nhiều cán bộ, chiến sĩ mới trải qua cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ thì tiếp tục quay trở lại cầm súng để bảo vệ biên giới Tây Nam, chống lại chế độ diệt chủng Pon Pot.

Với ông, mỗi khi gặp lại đồng đội cùng tham gia chiến đấu thì những ký ức về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam lại ùa về, với nhiều kỷ niệm vui buồn xen lẫn nhau. Nhưng có lẽ, niềm hạnh phúc lớn lao nhất mà đến giờ ông sẽ không bao giờ quên là mình đã hoàn thành được nhiệm vụ đất nước đã giao phó, cùng chung sức với quân và nhân dân Camphuchia chiến thắng chế độ diệt chủng Pon Pot và giúp nước bạn kiến thiết đất nước.

“Điều phấn khởi là đi tới đâu mình giúp bạn tới đó, đi tới đâu đùm bọc giúp bạn, giáo dục, cho thuốc men. Nhân dân Campuchia đều mừng vì bộ đội Việt Nam giúp, đi tới đâu người ta thương tới đó” – ông Lê Văn Hiển nhớ lại.

Trong ký ức những cán bộ, chiến sĩ tham gia cuộc chiến tranh thì có lẽ cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam phải chứng kiến những cảnh hoang tàn, đổ nát và sự tàn bạo của chế độ diệt chủng Pon Pot, đi tới đâu cũng thấy cảnh người dân bị giết hại một cách dã man.

Thiếu tướng Lê Thanh Sơn, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cần Thơ chia sẻ, trong những năm tháng chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam nhiều khi chứng kiến cảnh tàn ác của Pon Pot, ông và các đồng đội đã không cầm được nước mắt. Cũng chính vì sự tàn bạo đó mà cán bộ, chiến sĩ phải quyết tâm chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cùng với quân và nhân dân Campuchia đánh thắng chế độ diệt chủng Pol Pot.

Trong cuộc chiến tranh, mỗi khi thấy người dân nước bạn đói khổ là bộ đội lại nhường cơm, sữa cho người dân nên được người dân nước bạn càng thêm tin yêu.

“Hòa bình chưa được bao nhiêu ngày, anh em chiến sĩ lại đi bảo vệ biên giới, giúp cho bạn, rồi hy sinh. Chúng tôi rất xúc động, nhớ mãi những đồng chí, đồng đội của mình đã hy sinh” - Thiếu tướng Lê Thanh Sơn xúc động nói.

Thiếu tướng Lê Xã Hội, nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 9 cho biết, sự tàn bạo của chế độ Pon Pot đã làm cho tinh thần quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam thể hiện tinh thần đoàn kết, sẵn sàng hy sinh bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc và giúp bạn hồi sinh đất nước, để người dân Campuchia được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Sau ngày nước bạn giải phóng vẫn còn nhiều cán bộ, chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục sát cánh cùng nhân dân nước bạn thực hiện công cuộc kiến thiết đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế.

Trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam gian khổ, ác liệt đó đã biết bao cán bộ, chiến sĩ Việt Nam và Campuchia hy sinh hoặc để lại một phần máu, thịt của mình trên chiến trường. Với những người trực tiếp tham gia chiến đấu thì những ký ức lại ùa về mỗi khi được gặp lại đồng đội cùng chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nệm rơm nồng nàn
Nệm rơm nồng nàn

Ngày mùa đông lạnh giá, đáng sợ nhất là cái rét buốt tê cóng kèm theo mưa phùn. Sáng sớm hé cửa trông ra thấy trời bàng bạc màu sương, con gái tôi năn nỉ xin mẹ được nghỉ học một buổi. Nghe con nói, tôi bất giác bật cười. Ngày xưa, mình cũng… lười y thế. Cũng tìm đủ lý do để được ở nhà vào ngày mưa lạnh, nằm lì trên chiếc nệm rơm nồng nàn hơi ấm.

Ký ức của người trở về
Ký ức của người trở về

Trong dòng ký ức về những năm tháng chiến tranh ác liệt, những tháng ngày cầm súng nơi chiến trường thì có lẽ Chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968 là khoảng thời gian người cựu binh, Đại tá Nguyễn Đức Thuận (sinh năm 1943, tại Bố Trạch, Quảng Bình) không thể nào quên. Bởi ông đã cùng đồng đội can trường chiến đấu tới viên đạn cuối cùng và may mắn trở về...

Ký ức đồng chiêm
Ký ức đồng chiêm

Lễ hội đua ghe thực sự chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong đời sống tinh thần và cả đời sống tâm linh của cư dân đầm phá...

Ký ức trò chơi dân gian
Ký ức trò chơi dân gian

Nghe tin Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế đưa trò chơi dân gian vào các tiết sinh hoạt, ngoại khóa ở các trường học và khuyến khích các trường đưa một số trò chơi dân gian thành môn thi đấu trong các cuộc thi thể thao, tôi bồi hồi nhớ lại tuổi thơ.

Một thuở giếng khơi
Một thuở giếng khơi

Đắn đo, suy tính mãi, cha mẹ tôi quyết định dựng lại gian bếp và khu công trình phụ tắm giặt, vệ sinh.