Thứ Năm, 23/01/2020 10:53

60 bài báo được lựa chọn để xuất bản trong kỷ yếu hội thảo CITA

Ngày 23/7, Trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế đăng cai tổ chức hội thảo Khoa học quốc gia về Công nghệ thông tin (CNTT) và Ứng dụng trong các lĩnh vực lần thứ 11 - CITA 2022.

Thêm cơ hội mở “cánh cửa” vào Trường ĐH Sư phạmTrao chứng nhận cho sinh viên học chương trình Kỹ sư INSA Centre Val de Loire98,5% sinh viên Trường ĐH Sư phạm tốt nghiệp loại khá trở lên

Đồng chủ trì tổ chức hội thảo có các đơn vị: Trường ĐH CNTT và Truyền thông Việt Hàn (VKU), ĐH Đà Nẵng; Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế; Trung tâm CNTT tỉnh và các đơn vị nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực CNTT và Kinh tế số tại Miền Trung - Tây Nguyên và Hội Tin học TP. Đà Nẵng.

PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc ĐH Huế; Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế phát biểu tại hội thảo

CITA 2022 lần thứ 11 đánh dấu bước phát triển mới của CITA với nhiều điểm nổi bật, đã có 110 bài báo khoa học của gần 400 tác giả trong và ngoài nước, trong đó có gần 50% bài báo được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh gửi nộp vào hội thảo. Tất cả các bài báo đều được phản biện nghiêm túc, chặt chẽ và kỹ lưỡng bởi ít nhất 2 thành viên phản biện với sự cố vấn chuyên môn của các nhà khoa học uy tín trong lĩnh vực CNTT và kinh tế số.

Kết quả, có 60 bài báo được lựa chọn để xuất bản trong kỷ yếu hội thảo CITA 2022 có chỉ số ISBN và tham gia báo cáo tại các phiên của hội thảo CITA 2022 với tỷ lệ bài báo được chấp nhận là 54%. Đặc biệt, đã có 4 bài báo chất lượng tốt được lựa chọn để xuất bản trong số dành riêng cho CITA 2022 của Chuyên san các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông (ISSN 1859-3526), Tạp chí Thông tin và Truyền thông uy tín của Bộ Thông tin và Truyền thông. Ngoài ra, ban tổ chức và ban chương trình quyết định lựa chọn thêm 9 bài báo để trình bày với hình thức “Poster Presentation” tại hội thảo, được xuất bản trong kỷ yếu hội thảo CITA 2022 không có chỉ số ISBN.

Tại phiên toàn thể của CITA 2022, hội thảo được nghe báo cáo đề dẫn về các vấn đề và xu hướng phát triển trong lĩnh vực CNTT, truyền thông và kinh tế số trên thế giới hiện nay của GS.TSKH Nguyễn Ngọc Thành đến từ ĐH Bách khoa Wroclaw, Ba Lan. Hội thảo diễn ra 11 phiên với nhiều chủ đề hay và phát triển mạnh hiện nay trong CNTT, truyền thông và kinh tế số, gồm: Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo; Xử lý ảnh và ngôn ngữ tự nhiên; Công nghệ phần mềm và Hệ thống thông tin; Kinh tế số; Mạng truyền thông; Chuyển đổi số và Đô thị thông minh.

Tin, ảnh: Hữu Phúc

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra
Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra

Với nhiều giải pháp nâng cao chất lượng và chuẩn đầu ra, đặc biệt là đa dạng các chương trình đào tạo, Trường đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Huế đã và đang kịp thời cung ứng nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Hợp tác với Hàn Quốc triển khai các hoạt động giáo dục STEM
Hợp tác với Hàn Quốc triển khai các hoạt động giáo dục STEM

Chiều 7/2, Trường THPT Thuận Hoá - Trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế phối hợp với đoàn giảng viên, học viên, sinh viên đến từ ĐH Quốc gia Kyungpook, Hàn Quốc bắt đầu triển khai các hoạt động giáo dục STEM trong khuôn khổ hợp tác.

Tạo đột phá, vươn mình thành Đại học Quốc gia
Tạo đột phá, vươn mình thành Đại học Quốc gia

Khép lại năm 2022 với nhiều thành tựu nổi bật, Đại học (ĐH) Huế tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, tạo đột phá trong năm 2023 để xây dựng và phát triển ĐH Huế sớm trở thành ĐH Quốc gia theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Dấu ấn trên hành trình góp sức, vươn mình
Dấu ấn trên hành trình góp sức, vươn mình

Vượt qua những thách thức từ công tác đào tạo và tuyển sinh, Trường đại học (ĐH) Nghệ thuật, ĐH Huế đã và đang góp sức cùng các trường ĐH thành viên xây dựng và phát triển ĐH Huế trở thành ĐH Quốc gia.

Định hình một Đại học thông minh chuyển mình mạnh mẽ
Định hình một Đại học thông minh chuyển mình mạnh mẽ

Trên đường vươn mình phát triển thành Đại học (ĐH) quốc gia, ĐH Huế đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong đào tạo, nghiên cứu, quản trị ĐH… Đáng phấn khởi, việc thực hiện quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ nhằm hướng đến mô hình ĐH thông minh ở ĐH Huế là một điểm sáng.