Chủ Nhật, 03/02/2013 10:47

7 ngày “càn quét” miền Bắc, mưa lũ làm chết 22 người

Sau 7 ngày “càn quét” ở miền Bắc (từ 27/7-2/8), trận mưa lũ lịch sử đã làm chết 22 người, 36 người bị thương, 9.133 ngôi nhà bị nhấn chìm và thiệt hại nhiều về tài sản khác, cuốn trôi hàng nghìn tỷ đồng.

Trong tuần từ ngày 27/7 đến ngày 2/8, mưa lớn diễn ra trên diện rộng ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ, một số tỉnh có mưa to đến rất to như Quảng Ninh, Điện Biên, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Bắc Giang; đặc biệt tại tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra đợt mưa lịch sử lớn nhất trong 50 năm qua, gây ngập lụt, sạt lở đất nghiêm trọng trên địa bàn của tỉnh.

2-e547c

Mưa lũ đã khiến nhiều con đường của tỉnh Quảng Ninh bị chìm trong "biển nước" (ảnh: Tuấn Hợp)

Lượng mưa “kinh hoàng” trút xuống miền Bắc

Tại Quảng Ninh: Lượng mưa lớn nhất trong 6 giờ là 249mm tại Cửa Ông (từ 13h - 19h ngày 26/7). Lượng mưa lớn nhất trong 12 giờ là 296mm tại Bãi Cháy (từ 19h ngày 27/7 đên 7h ngày 28/7). Lượng mưa ngày lớn nhất 24 giờ là 437mm tại Cửa Ông (từ 19h ngày 25/7 đến 19h ngày 26/7). Lượng mưa 3 ngày lớn nhất (72 giờ) là 865mm tại Cửa Ông (từ 19h ngày 25/7 đến 19h ngày 28/7). Tổng lượng mưa lớn nhất cả đợt là 1.400mm tại Cửa Ông (từ 19h ngày 25/7 đến 19h ngày 2/8).

Các khu vực khác có mưa nhỏ đến mưa vừa, tổng lượng mưa phổ biến dưới 300 mm. Một số trạm có lượng mưa lớn như: Yên Bình (Hà Giang) 300mm, Bãi Cháy (Quảng Ninh) 563mm, Bắc Mê (Hà Giang) 318mm, Cô Tô (Quảng Ninh) 722mm, Phương Viên (Bắc Cạn) 365mm, Cửa Ông (Quảng Ninh) 934mm, Chi Lăng (Lạng Sơn) 420mm, Móng Cái (Quảng Ninh) 980mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 420mm, Sơn Động (Bắc Giang) 327mm, Lộc Bình (Lạng Sơn) 303mm.

Mưa lớn đã gây đợt lũ trên hệ thống sông Thái Bình và sông Kỳ Cùng ở mức báo động 1 đến báo động 2. Lúc 15h ngày 2/8, mực nước trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương là 4,95m (trên BĐ 1: 0,65m), trên sông Lục Nam tại Lục Nam: 4,6m (trên BĐ 1: 0,3m); trên sông Kỳ Cùng tại Lạng Sơn là 251,7m (dưới BĐ 1: 0,3m), trên sông Thao tại Yên Bái: 30,28m (trên mức BĐ 1: 0,28m).

22 người chết, 36 người bị thương do mưa lũ

1-65eb5

Đập trên núi Huổi Củ, thuộc Thị trấn Tuần Giáo đã bị vỡ tạo thành dòng chảy rất lớn quét qua khối Tân Tiến, thị trấn Tuần Giáo và một số vùng lân cận. (Ảnh: Xuân Thái)

Trận mưa lũ đêm 31/8 đã làm đập Huổi Củ huyện Tuần Giáo (Điện Biên) vỡ tung, thống kê ban đầu trận lũ cuốn trôi hoàn toàn 2 ngôi nhà, ngập lụt 80 nhà dân; hơn 130 hộ bị sạt lở; 3 cột điện bị đổ gãy; gần 169 công trình thủy lợi bị cuốn trôi hoàn toàn, hơn 10km mương đất bị bồi lấp, xói lở, trôi vỡ; 450ha lúa mùa bị vùi lấp; 15km đường Quốc lộ, tỉnh lộ và liên xã, liên bản bị sạt lở, trôi xói mặt đường, nhiều cầu, cống, ngầm tràn bị phá hỏng…

Theo số liệu thống kê mới nhất của văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính từ ngày 27/7 đến 19h ngày 2/8:

Thiệt hại về người: 22 người chết (Quảng Ninh 17, Lạng Sơn 2, Lai Châu 2, Sơn La 1); 36 người (Quảng Ninh 32, Điện Biên 4).

Thiệt hại về nhà ở: 30 nhà sập đổ (Quảng Ninh 28, Điện Biên 2); 150 nhà bị tốc hái xiêu vẹo; 9.133 nhà bị ngập (Quảng Ninh 9.046, Điện Biên 80, Cao Bằng 7).

Thiệt hại về nông nghiệp: Diện tích lúa bị ngập thiệt hại: 2466 ha (Điện Biên 650 ha, Tuyên Quang 337,1 ha, Lạng Sơn 1330 ha, Cao Bằng 20 ha, Sơn La 129 ha); diện tích hoa, rau màu bị thiệt hại: 6.825 ha (Quảng Ninh 4.329 ha, Điện Biên 650 ha, Tuyên Quang 337ha, Lạng Sơn 1.330ha, Cao Bằng 30 ha, Sơn La 129ha); đại gia súc bị chết: 87 con (Điện Biên); gia cầm bị chết: 13.579 con (Điện Biên 11.500, Quảng Ninh 2079).

Về Thủy lợi: 64 công trình thủy lợi nhỏ bị sập, trôi, thiệt hại (Điện Biên 59 cái, Tuyên Quang 5 cái); 159 phai tạm bị trôi (Điện Biên).

Về giao thông: 420.500 m3 đất đường quốc lộ, tỉnh lộ bị sạt lở (Quảng Ninh 300.000 m3 , Điện Biên 17.000 m3, Lạng Sơn 103.500 m3); 10 cầu, cống bị thiệt hại (Lạng sơn: 2, Cao Bằng: 1, Sơn La: 7).

Về Thủy sản: 1.070 ha nuôi thủy sản và 880 lồng, bè, nuôi tôm, cá bị thiệt hại (Quảng Ninh).

Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mạnh, sóng lớn trên biển, trong tuần đã xảy ra 3 vụ chìm tàu làm 1 người chết và 6 người mất tích (6 lao động trên tàu cá TH91287 bị nạn khu vực đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh; 1 lao động trên tàu cá TH90446 bị nạn khu vực Nam đảo Long Châu, TP Hải Phòng). Hiện chính quyền địa phương và các lực lượng cứu hộ vẫn đang tiếp tục phối hợp tổ chức tìm kiếm các thuyền viên bị nạn.

Quảng Ninh mất trắng 2.200 tỷ do mưa lũ

Sau 1 tuần mưa lũ, ước tổng thiệt hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh khoảng gần 2.200 tỷ đồng (trong đó ngành Than khoảng gần 1.200 tỷ đồng).

Tính đến ngày 2/8, tỉnh Quảng Ninh không có thêm thiệt hại về người. Về tài sản, có thêm 76 nhà bị đổ hoàn toàn (nâng tổng số nhà bị đổ đến nay lên 104 nhà). Nhà ngập lụt có thêm 3.346 nhà (nâng tổng số nhà ngập lụt lên trên 8.934 nhà), gồm các địa phương (Hạ Long 4.700; Cẩm Phả trên 3.750; Vân Đồn 98, Hoành Bồ 116, Uông Bí 148, Hải Hà 7, Ba Chẽ 30, Bình Liêu 21, Đông Triều 60, Tiên Yên 3 và các địa phương khác...).

Nguyễn Dương (Theo Dân trí)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.