Thứ Tư, 20/02/2013 10:57

A Lưới sẵn sàng cho năm học mới

Năm học 2015-2016, huyện A Lưới có trên 12.000 học sinh các cấp đến trường. Đây là một con số lý tưởng so với tỷ lệ huy động học sinh đến trường của ngành giáo dục Thừa Thiên Huế.

Giờ thực hành tin học của học sinh tiểu học A Lưới

 

Ông Nguyễn Duy Nguyên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện A Lưới cho biết: “Hiện nay, A Lưới là một trong những huyện có tỷ lệ cháu nhà trẻ, mẫu giáo đến trường cao nhất tỉnh, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường ở các trường phổ thông cũng thuộc loại cao của tỉnh. Đây thực sự là một thành công không chỉ của chúng tôi mà của cả tỉnh khi hướng về quyền lợi được học tập của con em dân tộc thiểu số, người dân vùng cao, vùng sâu của tỉnh”. Năm nay, ngoài bậc tiểu học có tỷ lệ trẻ đến trường đạt 99,2%, bậc trung học cơ sở  cũng đạt 92,3%. Bên cạnh đó, tỷ lệ cháu nhà trẻ đạt 40,1%, cháu mẫu giáo 96,5%, cháu tiền phổ thông (5 tuổi) huy động được 99%, là đơn vị đạt chuẩn phổ cập bậc học thứ 2 trong tỉnh.
Chuẩn bị cho năm học 2015-2016, ngay từ cuối năm học trước Phòng GD&ĐT A Lưới tổ chức cho các đơn vị trực thuộc báo cáo tình hình cụ thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Trên cơ sở đó, phòng tổ chức rà soát, kiểm tra và làm công tác tham mưu lên huyện để xin kinh phí tu bổ sửa chữa ngay trong những ngày đầu hè. Năm học mới này, A Lưới có thêm một trường mầm non mới theo mô hình hoàn chỉnh, gồm 4 phòng học, 2 phòng hiệu bộ cho các cháu xã Nhâm; xây dựng hàng rào cho khuôn viên Trường mầm non A Ngo; chống xuống cấp toàn bộ phòng học cho Trường mầm non HoaTaivai; cải tạo sân chơi bãi tập cho Trường tiểu học Đông Sơn, Hồng Trung… Những đầu tư có tính cụ thể và thiết thực này góp phần không nhỏ vào niềm vui đến trường của các em nhỏ cũng như các bậc phụ huynh ở vùng cao A Lưới. Bên cạnh đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo A Lưới còn đầu tư hơn 200 triệu đồng để tăng cường tủ sách giáo khoa dùng chung cho bậc tiểu học và trung học cơ sở toàn huyện, đảm bảo 100% học sinh đến trường đủ sách giáo khoa.
Năm nay, công tác rà soát đội ngũ cũng được tiến hành sớm. Theo ông Nguyên, hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý cũng như giáo viên phổ thông của huyện đảm bảo định biên của Bộ GD&ĐT; riêng về bậc mầm non, do nhu cầu gửi trẻ cao, phòng đã tham mưu và được huyện đồng ý cho tuyển hợp đồng 20 giáo viên. Nguồn tuyển của huyện rất dồi dào, hầu hết các ứng viên đều có bằng đại học và là người địa phương. Như vậy, với 100% cán bộ giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 81,7% trên chuẩn, đảm bảo cho một năm học mới có chất lượng chuyên môn cao. Được biết, A Lưới “tồn đọng” khoảng gần 10 giáo viên không đạt chuẩn. Để đảm bảo chất lượng giáo dục của huyện cũng như quyền lợi của người lao động, Phòng GD&ĐT A Lưới đã làm công tác tư tưởng và mạnh dạn điều chuyển công tác khác với các giáo viên này. Với tỷ lệ học sinh trong độ tuổi ở các bậc học không đến trường, ông Nguyên cho biết các em độ tuổi THCS và THPT đều vắng mặt tại địa phương. “Đây là số thanh thiếu niên có hoàn cảnh gia đình tương đối khó khăn, đã đi làm ở địa phương khác. Số học sinh tiểu học “rơi rớt” (0,08%) chủ yếu ở lứa tuổi 7, 8, 9 do nhà ở quá xa trường, đi lại khó khăn nên bỏ học. Đây là vấn đề mà Phòng Giáo dục đang quan tâm tìm cách giải quyết”. Ông Nguyên tâm sự.
 A Lưới hiện có 2 trường loại 3 (về số lượng) là tiểu học Phú Vinh và tiểu học Hồng Thái. Các trường này mỗi khối chỉ có một lớp nhưng vẫn phải tồn tại trường, vì đây là vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Ngoài giáo viên được cơ cấu theo định biên, Phòng GD&ĐT A Lưới cũng “tinh giản” đội ngũ ban giám hiệu hai trường này bằng cách tổ chức kiêm nhiệm công tác đảm bảo đủ người làm mà không lãng phí nhân sự, đồng thời yêu cầu các thầy cô giáo ở hai đơn vị này phải tập trung nhiều vào chuyên môn. Nhờ vậy, tuy là trường nhỏ nhưng chất lượng dạy và học ở cả hai đơn vị này đảm bảo mặt bằng chung.
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.