Thứ Hai, 27/04/2009 09:39

Ai bảo vệ lao động bọn em?

Vào trường đã mệt, ra trường, đi xin việc lại càng mệt hơn. Trường hợp đứa em của tôi cũng không ngoại lệ. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp, trong nhà, ai cũng khuyên nó cố gắng xin vào làm việc tại một cơ quan hoặc doanh nghiệp nhà nước. Nhưng tuổi trẻ, nó cực kỳ thoải mái: Gì mà cứ phải nhà nước. Ở đâu thu nhập cao thì cứ thế mà làm…

Sau cùng, nó nộp đơn vào một doanh nghiệp tư nhân. Thực ra thì cũng thông qua tôi là chỗ có quen biết, đã đánh tiếng trước và được chủ doanh nghiệp này cho hay sẽ trả lương không đến nỗi nào so với mặt bằng chung. Nhưng làm được một thời gian, nó về nhà với tâm trạng bất an: Không thấy chủ doanh nghiệp ký tá hợp đồng gì cả. Ban đầu cứ ngỡ mình mới vào, người ta còn thử thách. Ai dè, hỏi quanh, các nhân viên cũ đều vậy hết. Hợp đồng lao động không, bảo hiểm y tế không, bảo hiểm xã hội không… Song, vì mưu sinh nên ai cũng nhắm mắt cho qua chuyện.


Ảnh chỉ mang tính minh họa

Tới kỳ nhận lương, số tiền đứa em tôi được trả thấy mà…choáng. Đại học ra trường, lương… 1 triệu. Đã vậy, chủ doanh nghiệp chỉ trả 80%; 20% còn lại: nợ (!) Và chưa biết bao giờ mới trả. Mà, đâu phải doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Khách đến giao dịch kha khá. Lãi cũng vài trăm đến cả tỷ đồng mỗi năm. Vậy mà đối xử với nhân viên theo kiểu bóc lột. Đúng là… đoản!

Cầm mấy đồng lương trên tay, đứa em tôi lẩm bẩm: Lương thấp, bảo hiểm không có, kiểu này thì… chết. Thôi, bỏ! Nó quyết định và nghỉ cái rẹt ngay ngày hôm sau. Cũng chẳng cần phải đơn trương, báo cáo báo chồn gì sất. Người ta có ký hợp đồng lao động đâu, có tuân thủ pháp luật lao động đâu mà mình phải làm cho đúng quy trình quy chuẩn. Mệt! - Nó lý như vậy.

Tối đó, nó dùng lương còm mua mấy chai bia. Anh em ngồi cụng ly cùng rút kinh nghiệm. Nó bảo, hèn chi mà lâu nay ai cũng mê “chân” nhà nước. Thu nhập có thể không cao, nhưng mà an toàn. Ngon thì lọt vào biên chế, còn không thì cũng phải có hợp đồng ngắn hạn, dài hạn chứ đâu có bô lô chi trợt như ngoài tư nhân… Nó nói như độc thoại rồi nâng ly mần một hơi cho… đỡ tủi. Này mà anh, sao như vậy nhưng không thấy ai kiểm tra, xử lý gì cả? Lao động như bọn em ai bảo vệ, hay phải chờ đến khi sứt đầu mẻ trán mới nhảy vào??? Nó hỏi một tua như thể tôi là giám đốc hay chánh thanh tra của ngành lao động không bằng. Nhưng “đối tượng” đang bức xúc, tôi còn biết làm gì hơn là méo miệng ngồi… cười, lắng nghe và chia sẻ…
 
Hiền An
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.