Thứ Bảy, 16/01/2010 06:05

Ấm tình “Thầy thuốc quân hàm xanh”

Từ lâu, người dân vùng biên giới ở A Lưới đã quen thuộc với hình ảnh người chiến sĩ quân y biên phòng ở Trạm Quân dân y kết hợp A Đớt, mà đồng bào yêu mến gọi tên: “Thầy thuốc quân hàm xanh”.

“4 cùng” chăm lo sức khoẻ cho nhân dân

Cùng với việc chăm lo đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ, mỗi năm Trạm Quân dân y kết hợp A Đớt còn tổ chức khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc hàng trăm lượt cho người dân tại các địa phương. Ngoài khám chữa bệnh tại cơ sở, cán bộ của trạm tiến hành phối hợp với y tế địa phương tổ chức nhiều đợt khám, chữa bệnh miễn phí cho bà con và nhân dân nước bạn Lào ở khu vực giáp biên giới, góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người dân.

Quân y biên phòng khám chữa bệnh cho nhân dân vùng cao A Lưới

Trung úy Trần Việt Anh, Trưởng phòng khám Quân - dân y A Đớt cho biết: “Trước đây bà con dân bản cứ đau ốm là mời thầy mo, thầy cúng đến nhà lo lễ cúng bái đuổi con ma ra khỏi người bệnh. Có trường hợp để người bệnh ở nhà nhiều ngày, nên bệnh càng lúc càng nặng. Nhằm làm thay đổi tập tục của bà con, các y sĩ và cán bộ vận động quần chúng của đồn phối hợp với trạm y tế các xã tích cực về tận các bản làng xa xôi kết hợp khám chữa bệnh cho nhân dân và tuyên truyền, vận động đồng bào đưa người nhà đến các cơ sở y tế khi có bệnh. Mỗi lúc bệnh nhân đến đây, chúng tôi xác định bằng mọi cách phải chữa lành bệnh cho người dân, khi đó dân mới nghe theo…”.

Với chủ trương “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng đồng bào), các chiến sĩ quân y đã kết hợp với các trạm y tế cơ sở thường xuyên trèo đèo, lội suối, băng rừng đến từng bản làng, tới từng gia đình để chăm sóc sức khỏe, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào. Bằng những nỗ lực của các cán bộ y sĩ, giờ đây mỗi khi ốm đau người dân đã biết đến bệnh xá để khám và xin thuốc chữa trị. Kết quả là số bệnh nhân đến khám chữa trị tại trạm xá quân dân y ngày càng tăng lên. 

A Kay của bản

Theo chân các cán bộ y sĩ trong một đợt truyền thông chăm sóc sức khỏe cho đồng bào, do Trạm Quân dân y A Đớt phối hợp tiến hành, mới thấy sự gần gũi giữa đồng bào với các anh như trong một nhà. “Người thầy thuốc quân hàm xanh” đã trở thành hình ảnh quen thuộc đối với bà con. Ông Đặng Văn Sâm, thôn A Ro, xã A Đớt nói rằng: “Các quân y biên phòng nó tốt lắm, nó thường xuyên chăm sóc sức khỏe cho dân bản mình. Không chỉ khám ở bệnh xá mà nó đến từng nhà bảo dân mình ăn chín uống sôi, ngủ màn tránh con muỗi gây sốt rét và vận động dân mình đến trạm xá khám bệnh định kỳ để theo dõi sức khỏe. Dân mình tin yêu “thầy thuốc quân hàm xanh” lắm! Dân mình gọi nó là “A Kay của bản”, có nghĩa là con của bản làng đấy!”.

Đã thành thông lệ, hàng năm Trạm quân dân y A Đớt đều tổ chức các đợt khám, chăm sóc sức khỏe cho dân ở địa bàn biên giới với sự phối hợp của y tế cơ sở. Mỗi đợt khám chữa bệnh đều được thông báo rộng rãi đến đông đảo người dân trên địa bàn. Cùng lồng ghép với chương trình là những buổi truyền thông về sức khỏe bằng hình ảnh sinh động, thu hút đông đảo người xem. Nội dung buổi truyền thông nhằm nâng cao ý thức cho người dân về những loại dịch bệnh đang phổ biến như sốt rét, sốt xuất huyết, vận động đồng bào sinh đẻ có kế hoạch, bài trừ các tệ nạn, hủ tục lạc hậu… Với những việc làm đầy ý nghĩa đó, từ lâu người dân trên biên giới A Lưới luôn gọi các anh với những cái tên trìu mến: “Thầy thuốc mang quân hàm xanh”, “A kay của bản làng”...

Hồ Việt

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.