Thứ Sáu, 11/01/2008 05:35

Ăn bánh xèo ở chợ làng Chuồn

Buổi sáng, chợ làng Chuồn ( xã Phú An, huyện Phú Vang) nhộn nhịp. Một chợ làng nhưng được không khí như thế này không phải là nhiều. Điều làm nên sự sôi động của chợ làng Chuồn chính là những sản vật đầm phá.

Nằm sát mép đầm Chuồn, sau một đêm ngư dân đánh bắt các loại cá tôm tự nhiên, sáng sớm họ lại đưa vào chợ buôn bán. Một phần bán sỉ đưa lên Huế. Phần để lại bán ở chợ làng Chuồn.

Từ lâu làng Chuồn đã nổi tiếng với nhiều đặc sản. Là một trong ít làng có lễ hội làng được tổ chức vào ngày 16 và 17-7 âm lịch thường niên. Làng Chuồn cũng nổi tiếng với nhiều món ẩm thực như bánh tét làng Chuồn, rượu gạo làng Chuồn, bánh xèo cá kình làng Chuồn.
 
Trong các món ẩm thực, món bánh xèo cá kình lại gắn với chợ. Không có quán bánh xèo ở làng này mà chỉ có những quầy bánh xèo ở chợ.
 
Khi chợ đông người cũng là lúc các quầy bánh xèo đỏ lửa. Cũng đơn giản, không cầu kỳ. Mỗi quầy có khoảng 4 -5 khuông đổ bánh, một chiếc bàn nhỏ, vài chiếc đòn nhỏ để thực khách ngồi. Nói là thực khách cho lạ một chút chứ thực ra phần lớn những người ăn bánh xèo cá kình vào mỗi buổi sáng là người của làng.
 
 
Công đoạn đầu tiên
 
Bánh xèo, bánh khoái là hai tên gọi khác nhau của một loại bánh, chắc trong đời mọi người đã ít nhất một lần được thưởng thức. Cái lạ, cái ngon ở bánh xèo làng Chuồng chính là con cá kình. Và nữa, đó còn là không gian ăn, cách ăn.
 
Vào buổi sáng, cá từ đầm phá được đưa vào còn tươi nguyên. 5 loại cá nổi tiếng thơm ngon của đàm phá là cá ong, cá dìa , cá mú, cá nâu, thì trong đó có cá kinh. Thịt cá dai, thơm, ngọt. Ăn bột bánh là để no, ăn cá là để thưởng thức hương vị.
 
 

Công đoạn thứ 2
 
Tại chợ làng Chuồn có 5 quầy bánh xèo như thế này. Người làng Chuồn không bao giờ ăn bánh xèo mà dùng đũa. Nước mắm chấm phải là nước mắm ruốc ngon.
 
Tôi cố tìm hiểu xem món bánh xèo làng Chuồn có từ bao giờ nhưng chẳng ai biết. Họ chỉ nói rằng có từ lâu lắm. Đình làng An Truyền có từ hơn 500 năm, không biết lúc lập làng đã có món bánh xèo này chưa.
 

Công đoạn thứ 3
 
Nói là bánh xèo cá kình làng Chuồn là một cách nói chung. Chứ thực ra không chỉ có cá kình. Có thể là cá ong, tôm rảo, tôm sú. Tôi chưa thấy ở nơi nào, có một món ăn và có một cách ăn thú vị đến vậy. Sự mộc mạc của một món ăn chỉ có đến thế là cùng. Ở Huế, dạng bánh đổ như thế này người ta gọi là bánh khoái. Người làng Chuồng không gọi như vậy mà gọi là bánh xèo. Có lẽ là chỉ dựa vào âm thanh khi đổ bánh.
 

Thành phẩm bánh xèo cá kình làng Chuồn
 
Phần lớn người ăn bánh xèo cá kình làng Chuồn là tự mình mua cá, mua tôm. Muốn ăn mấy con mua mấy con. Ưng ăn cá lớn mua cá lớn, ưng ăn cá nhỏ mua cá nhỏ. Thích tôm mua tôm thích cá mua cá. Cũng có thể họ không phải mua mà tự tay mình đánh bắt được từ đầm phá. Rồi đem đến các quầy bánh xèo ở chợ nhờ đổ bánh. Những quầy bán bánh xèo họ chỉ có nguyên liệu là bột. Tiền thu được là tiền công đổ bánh. Đổ bánh với loại cá nhỏ tính cả bột lấy tiền công 500 đồng. Với loại cá lớn lấy tiền công 700đ. Thế nên người nào đến quầy bánh xèo cũng xách theo một túm cá tôm.
                       
Đặc sản tươi ngon của đầm phá được chế biến một cách dân dã và mộc mạc, một không gian ăn dân dã, một cách ăn dân dã. Sự hòa trộn các yếu tố đó một cách tài tình là để giữ cái chất nguyên sơ của sự hình thành một món ăn. Rời khỏi không gian đó, cách ăn đó chắc cảm giác về sự thú vị sẽ vơi đi rất nhiều...
 
                                                                                                            Nguyên Lê
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.