Thứ Tư, 04/05/2016 06:49

Ấn Độ đạt mức tăng trưởng cao nhất ở châu Á

Tổng quan chung, theo dự đoán từ ADB, trong khi đà tăng trưởng của châu Á sẽ ở mức 6% vào năm 2018, dự kiến số liệu này của năm 2019 sẽ giảm xuống còn 5,8%.

Các công ty nhà ở Nhật Bản hướng đến thị trường châu ÁAnh dự kiến tăng đầu tư đường bộ lên 44%Mỹ: GDP tăng trưởng 3,5% trong quý IIIĐông Nam Á đối mặt với khoảng cách lớn về kỹ năng của người lao động

Ảnh minh họa: ADB

Theo dữ liệu từ Data Leads, Ấn Độ được dự báo sẽ vượt qua hai nền kinh tế lớn mạnh là Trung Quốc và Singapore để trở thành quốc gia đạt mức tăng trưởng GDP cao nhất ở châu Á.

Cụ thể, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho hay, Ấn Độ hiện vẫn đang tiếp tục chứng kiến đà phát triển lớp mạnh với mức tăng trưởng GDP cao nhất vào khoảng 7,3% trong năm 2018, lớn hơn nhiều so với mức 6,7% vào năm 2017.

Trong lúc đó, nhờ vào xuất khẩu mở rộng, tiêu dùng nội địa tăng, đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ và ngành nông nghiệp phát triển mạnh, GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 7,1% vào năm 2018. Hiện đất nước đã và đang có sự cải thiện đáng kể về lực lượng lao động. Nhìn chung, đây là công cụ chính đóng góp vai trò rất lớn cho sự phát triển của đất nước.

Cũng theo Data Leads, Bhutan – đất nước nổi bật về xây dựng nền kinh tế về phát triển năng lượng sạch cũng được dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng rất lớn vào khoảng 7,1% trong năm 2018 này.

Xếp sau Bhutan và Việt Nam, sự thúc đẩy có hiệu quả trong nông nghiệp và công nghiệp đã và đang giúp Bangladesh giữ vững đà tăng trưởng ổn định với khoảng 7% GDP. Tuy nhiên, đất nước này được dự báo sẽ chứng kiến mức giảm nhẹ so với năm ngoái – khi tốc độ tăng trưởng đạt 7,3%.

Bảng xếp hạng tăng trưởng GDP của các nước trong khu vực châu Á. Ảnh: ANN

Cũng trong cùng khu vực, tốc độ tăng trưởng của Lào, Myanmar và Philippines sẽ tương đối giống nhau, vào khoảng 6,8%. Bên cạnh đó, Trung Quốc – một trong những cường quốc kinh tế lớn nhất châu Á có khả năng sẽ chỉ dừng lại ở mức 6,6% vào năm 2018, thấp hơn so với mức 6,9% của một năm trước đó.

Ngoài ra, thâm hụt quá lớn đã bóp nghẹt tốc độ tăng trưởng của Pakistan. Do đó, dự kiến trong năm nay quốc gia này sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng 5,6%. Song xét về cục diện chung, đà tăng trưởng này đã nhỉn hơn so với mức 5,4% của năm 2017.

Indonesia và Malaysia sẽ chia sẻ đà tăng trưởng chung vào khoảng 5,3% vào năm 2018. Tuy nhiên, so với 1 năm trước, trong khi Indonesia chứng kiến đà khởi sắc hơn so với mức 5,1%, Malaysia lại ghi nhận sự thụt lùi so với những gì nước này đạt được với mức tăng trưởng 5,9%.

Do ảnh hưởng kinh hoàng bởi lũ lụt, những khó khăn về tái cơ cấu và phát triển sẽ ảnh hưởng rất rõ, khiến đà tăng trưởng của nước này có thể sẽ chỉ dừng ở mức 4,9%, giảm mạnh so với 7,4% của năm 2017.

Bên cạnh Thái Lan – đất nước chứng kiến đà tăng trưởng khoảng 4%, các quốc gia khác trong khu vực bao gồm Mongolia, Singapore, Hàn Quốc và Brunei sẽ đối mặt với tình trạng tăng trưởng khá kém so với năm 2017.

Tổng quan chung, theo dự đoán từ ADB, trong khi đà tăng trưởng của châu Á sẽ ở mức 6% vào năm 2018, dự kiến số liệu này của năm 2019 sẽ giảm xuống còn 5,8%.

Đan Lê (Lược dịch từ ANN News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.