Chủ Nhật, 05/01/2020 13:15

Ân tình trao đi

Phụ trách hoạt động tín dụng chính sách (TDCS) xã hội 2 năm là 2 năm tôi trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khi tiếp cận và đến gần hơn với các đối tượng chính sách, hiểu và chia sẻ nhiều hơn với những phận đời bất hạnh. Và cũng đủ để cảm mến những tình cảm mà những cán bộ TDCS dành cho những mảnh đời bất hạnh.

Tập huấn du lịch có trách nhiệm cho cán bộ địa phươngSức mạnh từ sự đồng lòngCần phương án phục hồi hiệu quảHỗ trợ phát triển thông qua tín dụng chính sách

Món quà được trao đi

Như mọi lần, tôi xách ba lô lên đường sau khi trao đổi với lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) sẽ đi cơ sở viết bài về tình hình giải ngân vốn vay theo Nghị quyết 11 triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau khi Trung ương phân bổ vốn cho các chương trình vay vốn thuộc nghị quyết này.

Chúng tôi đến khảo sát cho vay vốn mua sắm thiết bị học tập là gia đình anh Đỗ Văn Tý, một hộ nghèo có 4 người con ở thôn Miêu Nha, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc. Căn nhà không có gì, ngoài chiếc tivi đã “cổ lỗ sĩ” là cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi đặt chân vào ngôi nhà ấy.

Theo kết quả khảo sát của trường, gia đình anh Tý (có con là Đỗ Văn Tây đang theo học lớp 4, Trường tiểu học An Lương Đông) có nhu cầu vay vốn mua sắm thiết bị học tập. Bởi trong thời gian dịch bệnh, trường phải dạy học online nhưng gia đình không có phương tiện cho Tây theo học, phải đi học nhờ nhà hàng xóm. Không chỉ thiếu thiết bị học tập mà điều kiện đến trường của Tây cũng rất khó khăn. Dù nhà cách trường khá xa, nhưng do gia cảnh quá khó khăn không đủ điều kiện để trang bị phương tiện đi lại cho con nên mỗi khi anh Tý bận, Tây lại phải đi bộ đến trường hoặc đi nhờ xe người quen trong xóm.

Hiểu phần nào hoàn cảnh gia đình, từ chuyến khảo sát cho vay hỗ trợ gia đình mua thiết bị học tập đã trở thành cầu nối yêu thương, ngay sau chuyến khảo sát, Công đoàn bộ phận NHCSXH Phú Lộc đã huy động đóng góp từ cán bộ, công nhân viên mua tặng Tây chiếc xe đạp trị giá 1,5 triệu đồng và một phần tiền mặt giúp gia đình trang trải cuộc sống. Các anh chị còn huy động tủ, bàn để tặng cho gia đình, vừa làm bàn học cho Tây và các em.

Giám đốc NHCSXH huyện Phú Lộc - Lê Thanh Bình chia sẻ: Làm cán bộ TDCS đi nhiều, tìm hiểu từng hoàn cảnh cụ thể phục vụ cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích nên chuyện dốc hầu bao trao gửi lại cho các hoàn cảnh khó khăn là chuyện “cơm bữa”. Dù vậy, mình vẫn vui và hạnh phúc khi trao đi chút yêu thương đó.

Quả thực là “cơm bữa” khi không ít lần đi cơ sở cùng cán bộ tín dụng, tôi chứng kiến cán bộ tín dụng dốc hầu bao, hay mua quà tặng cho các hoàn cảnh khó khăn. Chuyến đi cơ sở Phong Điền mới đây cũng khiến những cảm xúc ấy thêm đong đầy.

Sau khi đưa chúng tôi đến gia đình chị Châu Thị Yến, một mẹ đơn thân nuôi 3 con nhỏ ở thôn Hiền An, xã Phong Sơn để khảo sát cho vay, anh cán bộ tín dụng cũng lẳng lặng đi “biệt” một lúc lâu. Khi quay về lại xách theo một túi bánh, kẹo trên tay và nói: “Em đưa vào cho bé nhé. Họ khó khăn lắm nên chỉ một chút lòng thôi đã là niềm vui lớn của họ rồi”.

Và tiếng cười khúc khích của cô bé con chị Yến khi nhận món quà nhỏ của anh cán bộ tín dụng nọ khiến cho chuyến đi cơ sở thêm phần ý nghĩa. Dù món quà quả thật không quá lớn lao nhưng từ những món quà đó cũng đủ thấy "họ", những cán bộ tín dụng "lời" lắm những ân tình...

Bài, ảnh: Hoàng Anh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 64 năm truyền thống bộ đội biên phòng
Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 64 năm truyền thống bộ đội biên phòng

Ngày 19/2, Tiểu đoàn Huấn luyện- Cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức huấn luyện ngoại khóa kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn trong tuần tra biên giới, giới thiệu phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số, triển khai xây dựng công viên xanh và nhiều hoạt động ý nghĩa khác cho 100 chiến sĩ mới.

Hoàn thiện hoạt động, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh
Hoàn thiện hoạt động, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh

Sau một năm sáp nhập và chuyển đổi hoạt động, cơ sở Chân Mây trở thành đơn vị trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc. Cùng với việc tổ chức lại đội ngũ, đơn vị nỗ lực thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho người dân thuộc 4 xã khu II huyện này.

“Xanh hóa” hoạt động đầu tư
“Xanh hóa” hoạt động đầu tư

Tăng trưởng xanh là mục tiêu xuyên suốt trong phát triển kinh tế, xã hội Thừa Thiên Huế. Và để hiện thực hóa mục tiêu trên, việc định hình tăng trưởng xanh bắt đầu từ hoạt động xúc tiến đầu tư là mũi nhọn.