Thứ Năm, 05/11/2015 07:09

ASEAN+3 cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 3 quốc gia đối tác Đông Á ngày 4/5 cam kết đẩy lùi các biện pháp bảo hộ, mà họ cảnh báo có thể tác động xấu đến sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.

Tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á giảm còn 5,4% trong năm nayMạng lưới đô thị thông minh ASEAN sẽ bao gồm 3 thành phố của Việt NamHội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 4Công viên công nghệ: Giúp số hoá nền kinh tế Đông Nam ÁASEAN hướng tới hội nhập kinh tế khu vựcNgười dân Đông Nam Á nhìn nhận tích cực về ASEANASEAN+3 kêu gọi hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn

Các quan chức tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 tại thủ đô Manila, Philippines ngày 4/5. Ảnh: Straitstimes

"Chúng tôi nhận ra tầm quan trọng của việc chống lại tất cả các hình thức của chủ nghĩa bảo hộ", các nhà lãnh đạo nói trong một tuyên bố chung phát hành tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 lần thứ 21.

Được biết, ASEAN+3 gồm 10 nền kinh tế Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Các Bộ trưởng và Thống đốc Ngân hàng Trung ương cũng tái khẳng định cam kết với một "khuôn khổ mở và dựa trên quy tắc cho thương mại và đầu tư đa phương"; đồng thời cảnh báo rằng, chủ nghĩa bảo hộ và những rủi ro khác từ việc thắt chặt nhanh hơn dự kiến ​​trong điều kiện tài chính toàn cầu và căng thẳng phát sinh từ xung đột ở những nơi như bán đảo Triều Tiên, có thể gây ra biến động tài chính trong khu vực.

Trong một động thái liên quan trước đó vào ngày 3/5, Văn phòng ​nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) cho hay, các biện pháp bảo hộ của Mỹ đối với Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và những đối tác thương mại lớn khác có thể làm giảm sự tăng trưởng ở khu vực châu Á.

Bộ trưởng Tài chính của Singapore, ông Heng Swee Keat khẳng định trong một phát biểu trước đó cùng ngày 4/5, hàng rào thương mại, cũng như các công nghệ mới và thiên tai là một trong những thách thức chính mà châu Á đang phải đối mặt, trong bối cảnh khu vực đang tìm cách duy trì tăng trưởng.

Ông Heng nhấn mạnh, những công nghệ mới, trong khi đem lại cơ hội, “cũng mang đến những thách thức cho nền kinh tế của chúng ta”.

Bên cạnh đó, thiên tai có thể làm mất đi nhiều năm lợi ích kinh tế nếu không có hành động được thực hiện để giải quyết "khoảng cách bảo vệ" ngày càng tăng trong tài chính, nhằm trang trải cho các tổn thất do thảm họa, Bộ trưởng Tài chính Singapore nói thêm.

Theo ước tính của Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp quốc (UNESCAP), thảm họa thiên nhiên đã gây ra thiệt hại kinh tế hơn 1 nghìn tỷ USD trên khắp khu vực Đông Á từ năm 1990 đến năm 2016. Những nền kinh tế có ngành nông nghiệp lớn đặc biệt dễ bị tổn thương.

Ngoài ra, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương lên tiếng lo ngại về những vụ tấn công của tin tặc trên các hệ thống tài chính của khu vực.

Lê Thảo (Lược dịch từ Straitstimes)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN+3 nỗ lực thiết lập lại chương trình nghị sự về khí hậu
ASEAN+3 nỗ lực thiết lập lại chương trình nghị sự về khí hậu

Lạm phát cao, lãi suất tăng, đồng nội tệ giảm giá và giá năng lượng biến động, cùng với suy thoái kinh tế và khủng hoảng ngân sách sau đại dịch, có thể làm tăng áp lực lên ASEAN+3 (gồm 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), làm thu hẹp quy mô của các nỗ lực giảm thiểu rủi ro khí hậu. Mặc dù sự thay đổi chính sách này có thể có ý nghĩa về mặt tài khóa, nhưng điều đó cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho khu vực, để rồi dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm hơn và bất ổn tài chính lớn hơn.

AMRO hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 của ASEAN+3 xuống 4,3
AMRO hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 của ASEAN+3 xuống 4,3%

Business Times hôm nay (5/7) cho biết Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng ngắn hạn và nâng dự báo lạm phát năm 2022 đối với khu vực ASEAN+3, phản ánh những tác động mạnh hơn từ cuộc xung đột Ukraine và điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn.