Chủ Nhật, 26/06/2011 06:59

Bạo hành trẻ em, không thể hòa cả làng!

Hằng năm, đội ngũ nhà giáo ở các bậc học thường xuyên theo lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm đối với trẻ. Đáng chú ý là cơ sở giáo dục và chính quyền địa phương thường xuyên thanh tra hoạt động của các cơ sở mầm non. Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục trên cả nước triển khai việc kiểm tra các cơ sở mầm non và báo cáo về Vụ Giáo dục mầm non. Văn bản ghi rõ như vậy, thế nhưng hành động bạo hành trẻ em vẫn tiếp diễn.

Gần đây nhất, cả xã hội bàng hoàng xót đau và phẫn nộ khi tại cơ sở mầm non Phương Anh, phường Hiệp Bình Phước, TP Hồ Chí Minh diễn ra cảnh cô bảo mẫu bạo hành các cháu bằng nhừng hành động tác tai, bóp cổ, đè đầu, cắm đầu trẻ vào thùng phuy… Xem đoạn video clip này, các bậc phụ huynh quá lo lắng cho con em mình, xã hội hết sức bất bình. Câu hỏi được đặt ra là vấn đề quản lý các cơ sở mầm non thuộc ngành và cấp nào chịu trách nhiệm? Ngành giáo dục hay chính quyền địa phương?

Trả lời câu hỏi này, ngành giáo dục cho rằng trách nhiệm thuộc về cấp chính quyền cấp giấy phép hành nghề bảo mẫu tư nhân. Chính quyền thì đổ trách nhiệm thuộc ngành giáo dục. Lý do là cô giáo hành nghề đã qua các lớp sư phạm. Năng lực, đạo đức, bằng cấp do ngành giáo dục chứng nhận!

Nếu cứ đổ qua đổ lại như vậy thử hỏi các cháu đến trường mầm non sẽ phải chịu nạn bạo hành đến bao lâu nữa. Trở lại cơ sở mầm non Phương Anh, việc phát hiện hành động bạo hành không phải do ngành giáo dục thanh tra phát hiện lại càng không phải chính quyền phường, quận nắm. Hóa ra đoạn video clip này là của một người dân cung cấp. Sau khi chứng kiến cảnh đau lòng này một người dân tên NG. đã quay bằng máy di động rồi báo cáo công an phường. Từ thông tin này, công an phường đã vào cuộc xác minh, thấy đây là phản ảnh chân thực, công an vào cuộc và đề nghị ngừng hoạt động của cơ sở này để thẩm tra làm rõ, xử lý theo pháp luật.

Đọc báo, lên mạng, chứng kiến cảnh bạo hành, các bậc phụ huynh và cả xã hội cảm ơn anh NG. đã có đoạn video clip giá trị này.

Có thể nói sự việc đau lòng diễn ra như nêu trên khẳng định rằng trách nhiệm thuộc ngành giáo dục và cả chính quyền địa phương. Vì sao một cơ sở giáo dục mầm non hoạt động trên địa bàn phường, quận lâu nay không có giấy phép mà “công bộc của dân” không hề hay biết? Cô bảo mẫu hành nghề tư nhân, ngành giáo dục có cấp bằng không? Họ hành nghề như thế nào, ngành có thanh tra, kiểm tra không?

Đã đến lúc phải quy trách nhiệm rạch ròi trong quản lý giáo dục mầm non. Nếu không, chắc chắn các cháu không chỉ ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai chịu cảnh tra tấn mà ở các tỉnh ai dám chắc không có tình trạng này xảy ra? Vậy cần có giải pháp mạnh quy trách nhiệm cho các cơ quan quản lý Nhà nước địa phương chịu trách nhiệm đến đâu khi sự việc xảy ra. Trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục gần cơ sở mầm non liên đới chịu trách nhiệm như thế nào để tình trạng bạo hành sớm chấm dứt.

Không thể chậm trễ được nữa, không thể hòa cả làng được nữa, các ngành, các cấp phải vào cuộc, hành động ngay bởi sự việc đã đến hồi báo động.

Chiến Hữu - Uyên Thi
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.