Thứ Bảy, 27/04/2019 18:39

Bảo hiểm là bệ đỡ cho an sinh quốc gia, dân tộc

Chiều 27/10, phát biểu thảo luận trực tuyến trước diễn đàn Quốc hội về các chính sách bảo hiểm, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu cho rằng, trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID – 19, các chính sách bảo hiểm càng thể hiện rõ tính ưu việt, bệ đỡ cho an sinh quốc gia, dân tộc.

Tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểmPhát triển thị trường bảo hiểm an toàn, minh bạch, bền vững, hiệu quảNgày 22/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở tổ và hội trường về những vấn đề được cử tri quan tâmHoàn thiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tếTừ 1/6, nhiều chính sách mới có liên quan đến an sinh xã hội sẽ có hiệu lựcBảo hiểm xã hội tự nguyện “bám dân, bám làng”Xử lý nợ đọng BHXH, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho người lao độngThực hiện đồng bộ các giải pháp tăng tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế 

Theo đại biểu, Bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT), những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm phát triển, vừa là mục tiêu, vừa là động lực đối với sự phát triển bền vững đất nước. Trong những năm gần đây, hai chính sách này đã và đang phát huy tác dụng tích cực, góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội.

Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID – 19 hiện nay, với việc ban hành những chủ trương, quyết sách của Trung ương, chính sách về BHXH, BHTN, BHYT càng thể hiện rõ tính ưu việt, bệ đỡ cho an sinh quốc gia, dân tộc.

Để làm rõ thêm một số nội dung trong báo cáo, đai biểu cho rằng,  mặc dù tỷ lệ người tham gia BHXH đạt 95%, tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện tăng 2 lần so với năm 2019... nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT đã được báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội của Quốc hội chỉ ra.

Đại biểu đề nghị, xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Luật BHXH năm 2014 theo hướng mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các nhóm chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt,... để tiến tới thực hiện mục tiêu BHXH toàn dân và thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu theo lộ trình đã xác định tại Nghị quyết số 28-NQ/TW và Nghị quyết 125/NQ-CP.

Hai là nâng mức hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện. Đồng thời, có quy định cụ thể phần ngân sách địa phương hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện cho các đối tượng là dân quân tự vệ, công an viên, nhân viên thú y ... hiện đang công tác tại thôn, xóm, tổ dân phố. Đồng thời, sớm ban hành và triển khai thực hiện chính sách về gói BHXH tự nguyện ngắn hạn linh hoạt để người lao động có nhiều sự lựa chọn tham gia và thụ hưởng.

Thứ nữa là nâng mức hỗ trợ cho đối tượng học sinh, sinh viên tham gia BHYT lên 30% mức đóng, tạo điều kiện để phấn đấu đạt 100% đối tượng tham gia theo quy định.

Theo đại biểu, tín hiệu tích cực là dù trong dịch bệnh COVID-19 nhưng số thu đóng BHYT đã tăng và vượt mức so với dự toán. Tuy nhiên, tình trạng vượt dự toán chi khám chữa bệnh BHYT so với Chính phủ giao ở một số địa phương, nhất là các địa phương tập trung các cơ sở khám chữa bệnh lớn của Trung ương trên địa bàn.

Đơn cử, tại tỉnh Thừa Thiên Huế (năm 2019 chi vượt hơn 467 tỷ; năm 2020 chi vượt hơn 412 tỷ). Nguyên nhân chủ yếu là do mức đóng tham gia BHYT thấp, mức thu bình quân 1 thẻ BHYT (987.946 đồng) thấp hơn so mức bình quân chi phí khám chữa bệnh BHYT (1.231.750 đồng) (âm 243.804 đồng/thẻ). Mặt khác, quyền lợi của người khám chữa bệnh được mở rộng, thông tuyến, dễ tiếp cận dịch vụ và lựa chọn cơ sở y tế có chất lượng cao.

Vì vậy, đại biểu đề nghị: Nâng tỷ lệ đóng tham gia BHYT của các nhóm đối tượng để tăng quỹ KCB BHYT, nhằm bảo đảm cân đối quỹ BHYT, đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT (theo Luật BHYT quy định mức đóng 6%, nhưng hiện nay đang thực hiện 4,5%). Đồng thời, quy định, công nhận kết quả chẩn đoán hình ảnh của cơ sở y tế chuyển tuyến đến để tiết giảm chi phí.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu phát biểu tại thảo luận trước Quốc hội 

Quy định thêm về gói dịch vụ BHYT bổ sung để người tham gia thụ hưởng quyền lợi cao hơn khi khám chữa bệnh. Khi ban hành các quy định không còn được hưởng các chính sách BHYT cho người dân tộc thiểu số, người sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn... cần kéo dài thêm từ 3- 6 tháng, kể từ khi Quyết định có hiệu lực, để người dân chuẩn bị điều kiện, chủ động tham gia nối hạn thẻ BHYT.

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo các Nghị quyết của Quốc hội, theo đại biểu Nguyễn Thị Sửu, Nghị quyết 30 ngày 28/7/2021 của Quốc hội và mới đây là Nghị quyết 406 ngày 19/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội của Quốc hội đã được Chính phủ thực hiện với quyết tâm lớn bằng nhiều biện pháp và giải pháp nên một số chỉ tiêu đã đạt và vượt thời gian đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn có chỉ tiêu chưa đạt hoặc chỉ đạt một phần đã được báo thẩm tra của Ủy ban Xã hội chỉ ra với nhiều nguyên nhân cụ thể.

Để báo cáo đảm bảo tính toàn diện, đề nghị cần đánh giá thêm những tác động của dịch bệnh COVID-19 đến diện mạo kinh tế, xã hội đối với nước ta và các nước trên thế giới. Dịch bệnh đã gây ra sự khủng hoảng về y tế trên toàn cầu và tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến nền y tế Việt Nam. Chúng ta đang thích ứng với bình thường mới, dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào và hệ thống tuyến y tế cơ sở các xã, phường, y tế dự phòng sẽ là tuyến đầu. Vì vậy, đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu xây dựng chương trình, đề án, chính sách, chiến lược thích ứng bền vững và ổn định phát triển.

Theo đại biểu, công tác thanh tra kiểm tra của ngành vẫn còn bộc lộ bất cập đó là: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 13 và khoản 7, Điều 22 Luật BHXH năm 2014 thì BHXH chỉ có chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT mà không có chức năng thanh tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách pháp luật về các loại bảo hiểm đó đối với các tổ chức, cá nhân, đơn vị sử dụng lao động và các cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Điều này đã dẫn đến BHXH gặp khó khăn không nhỏ trong việc tổ chức thực hiện các quy định chính sách pháp luật; quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia BH bị xâm hại không được ngăn chặn, xử lý; nhiều lao động không được hưởng các chế độ Bảo hiểm liên quan kịp thời.

Vì vậy, sắp tới, cần sửa đổi, bổ sung Luật BHXH, Luật BHYT và các Luật có liên quan theo hướng bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành về giải quyết, chi trả, thanh quyết toán các chế độ BH cho BHXH nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia Bảo hiểm; đồng thời nâng cao chất lượng quản lý an sinh xã hội quốc gia.

Thái Bình (ghi)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ công tác thanh tra chuyên ngành
Hiệu quả từ công tác thanh tra chuyên ngành

Trên cơ sở kế hoạch từ năm 2022, đầu năm 2023 đến nay, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 219 đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ); kiểm tra 12 đại lý thu, đại diện chi trả; 6 cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) và 35 cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất tại 63 đơn vị SDLĐ nhằm ngăn ngừa hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.

Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế
Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế

Chiều 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Đại học (ĐH) Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục, đào tạo. Cùng tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển
Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển

Sáng 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - Quốc hội khóa XV do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực giáo dục (GD), đào tạo (ĐT), văn hóa (VH), du lịch (DL).