Chủ Nhật, 12/11/2017 06:30

Bảo tàng Lịch sử về địa điểm mới

Sau mấy mươi năm trú tạm ở di tích Quốc Tử Giám, Bảo tàng Lịch sử chính thức có địa điểm trưng bày mới tại 268 Điện Biên Phủ, TP. Huế.

Bắt đầu di chuyển xe tăng, máy bay về địa điểm trưng bày mớiCung đường bảo tàngBắt đầu tháo máy bay, xe tăng bên trong Bảo tàng Lịch sử, di dời về nơi mới

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khảo sát việc di dời các hiện vật ngoài trời tại Bảo tàng Lịch sử tỉnh. Ảnh: TB

Di chuyển hiện vật ngoài trời

Không gian trưng bày ngoài trời tại Bảo tàng Lịch sử tỉnh có 18 hiện vật, trong đó có 4 máy bay, 7 xe tăng và thiết giáp, 6 pháo. Từ ngày 4/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã bắt đầu tiến hành các công đoạn tháo dỡ xe tăng, máy bay trưng bày bên trong bảo tàng để di chuyển về địa điểm trưng bày mới.

Sau quá trình tháo dỡ, từ đêm 8 đến 10/5, tất cả hiện vật ngoài trời đã được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bảo tàng Lịch sử di chuyển an toàn từ Quốc Tử Giám trên đường 23 tháng 8 về địa điểm mới ở 268 Điện Biên Phủ (vốn là khu nhà đất quốc phòng thuộc Tiểu đoàn huấn luyện cơ động đã được Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng bàn giao cho UBND tỉnh vào ngày 28/4). Việc di chuyển hiện vật được tiến hành vào ban đêm từ sau 21 giờ để đảm bảo không ảnh hưởng đến lưu hành giao thông của người dân, kịp hoàn thành trước ngày 19/5 theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.

Về địa điểm mới, hiện vật ngoài trời sẽ được trưng bày theo hướng dễ tiếp cận với khách tham quan.  Ảnh: MH

Theo ông Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử tỉnh, hiện vật ngoài trời là máy bay, xe tăng, pháo… có tải trọng, thể khối lớn nên rất khó khăn trong việc di chuyển. Các cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tháo rời một số bộ phận để thuận tiện di chuyển trên cơ sở đảm bảo tính nguyên gốc của hiện vật. Sau khi giai đoạn 1 với các công đoạn tháo lắp, di chuyển hoàn thành, Bảo tàng Lịch sử sẽ tiến hành công đoạn 2: lắp ráp lại hiện vật, bảo quản, xây bục bệ, lắp các thiết bị chiếu sáng mỹ thuật và đưa hiện vật vào trưng bày.

Trưng bày phù hợp với không gian mới

Việc UBND tỉnh quyết tâm di dời Bảo tàng Lịch sử từ di tích Quốc Tử Giám đến địa điểm mới là quyết định hợp lý, bởi bao nhiêu năm rồi, Bảo tàng Lịch sử chưa có cơ sở đúng với ý nghĩa của nó và phải trú tạm trên di tích Quốc Tử Giám. Bảo tàng di chuyển cũng sẽ “giải phóng” Di Luân đường, từ đó khai thác tốt hơn khu vực di tích Quốc Tử Giám.

Việc di dời xe tăng, máy bay được thực hiện một cách cẩn trọng và di chuyển đi vào ban đêm.  Ảnh: PHAN THÀNH

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, mặc dù không gian ở địa điểm mới chưa như mong muốn vì diện tích tương đối chật hẹp, tuy nhiên, nó nằm trong cụm di tích liên quan như đàn Nam Giao – núi Bân - tượng đài vua Quang Trung, lại nằm trên tuyến đường đi tham quan các lăng tẩm nên thuận lợi để tổ chức tour tuyến tham quan.

Bảo tàng Lịch sử hiện có khoảng 30 nghìn hiện vật. Phương án trưng bày chi tiết ở địa điểm mới đang được Sở Văn hóa và Thể thao tính toán hoàn chỉnh trên cơ sở chỉnh trang, cải tạo lại các khối nhà hiện có ở 268 Điện Biên Phủ. Bảo tàng Lịch sử sẽ tổ chức tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các bậc lão thành cách mạng hoặc những người có kinh nghiệm để khi đưa vào trưng bày ở địa điểm mới sẽ đảm bảo phát huy được giá trị văn hóa lịch sử của vùng đất.

Việc tổ chức trưng bày không gian bảo tàng đòi hỏi chuyên môn sâu, trong đó sẽ chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ thực tế ảo để có thể giảm thiểu bớt được đòi hỏi về không gian sử dụng, khai thác tối đa các giá trị văn hóa lịch sử của hiện vật.

“Sau khi chuyển đến địa điểm mới, Bảo tàng Lịch sử sẽ nghiên cứu tổ chức không gian trưng bày để khai thác, phát huy hiệu quả hơn nguồn hiện vật, tư liệu lịch sử về vùng đất Thừa Thiên Huế mà bảo tàng đang lưu giữ. Không gian ngoài trời cơ bản đáp ứng đủ việc trưng bày hiện vật, tuy không được rộng rãi như hiện nay. Bảo tàng cũng sẽ tính toán để khách tham quan được tiếp cận hiện vật gần hơn, đảm bảo về mỹ quan cũng như diện tích trưng bày. Đồng thời, lập đề án sưu tầm thêm hiện vật để trưng bày khi đến nơi mới”, ông Lộc thông tin.

TS. Phan Thanh Hải nhấn mạnh, trong bối cảnh cả tỉnh đang nỗ lực triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trọng tâm là phát triển dựa trên nền tảng văn hóa di sản, chúng tôi rất mong các thiết chế văn hóa cơ bản sẽ được tỉnh ưu tiên đầu tư trong thời gian tới; trong đó, Bảo tàng Lịch sử là một trong những thiết chế rất quan trọng. Tương lai, chúng tôi vẫn mong muốn tỉnh sẽ dành cho ngành văn hóa một cơ sở phù hợp để xây dựng thiết chế văn hóa đúng nghĩa là bảo tàng, từ đó khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng về di sản, văn hóa.

Minh Hiền

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Nâng cao năng lực xây dựng thương hiệu và bán hàng cho sản phẩm truyền thống Huế
Nâng cao năng lực xây dựng thương hiệu và bán hàng cho sản phẩm truyền thống Huế

Diễn ra vào ngày 6/10 tại 53 Nguyễn Huệ, TP. Huế, ngày hội đổi mới sáng tạo cho sản phẩm truyền thống Huế do UBND TP. Huế và Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh phối hợp tổ chức là hoạt động nhằm nâng cao năng lực xây dựng thương hiệu và bán hàng cho các sản phẩm truyền thống, đặc sản Huế.