Thứ Ba, 19/04/2016 08:00

BHXH bắt buộc đối với NLĐ nước ngoài

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Hội thảo về vai trò của truyền thông trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hộiKhi truyền thông đồng hành cùng bảo hiểm xã hộiMỗi người lao động là một nhà bảo hiểm xã hội

Đối tượng áp dụng gồm: 1- Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

2- Người lao động quy định tại điểm 1 không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau: a- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; b- Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.

3- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

4- Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài.

Chế độ bảo hiểm

Theo Nghị định, người lao động quy định tại điểm 1 ở trên thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động quy định tại điểm 1 tính trên thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định.

Trong đó, về chế độ ốm đau, Nghị định quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật bảo hiểm xã hội.

Thời gian hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật bảo hiểm xã hội.

Đối với chế độ thai sản, Nghị định quy định lao động nữ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi được trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội. Mức hưởng chế độ thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội.

Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Luật bảo hiểm xã hội.

Về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Nghị định quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật an toàn, vệ sinh lao động. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Mức hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: Trợ cấp một lần thực hiện theo quy định tại Điều 48 của Luật An toàn, vệ sinh lao động; trợ cấp hàng tháng thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 6 Điều 49 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật an toàn, vệ sinh lao động và Điều 10 của Nghị định này.

Nghị định quy định rõ chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

Nghị định cũng định rõ chế độ hưu trí. Theo quy định, mức lương hưu hàng tháng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật bảo hiểm xã hội.

Các trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần gồm: 1- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; 2- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế; 3- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam; 4- Người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.

Theo VPCP

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ công tác thanh tra chuyên ngành
Hiệu quả từ công tác thanh tra chuyên ngành

Trên cơ sở kế hoạch từ năm 2022, đầu năm 2023 đến nay, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 219 đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ); kiểm tra 12 đại lý thu, đại diện chi trả; 6 cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) và 35 cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất tại 63 đơn vị SDLĐ nhằm ngăn ngừa hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.

Đảm bảo chế độ báo cáo khi vay vốn nước ngoài
Đảm bảo chế độ báo cáo khi vay vốn nước ngoài

Ngoài nguồn vốn tín dụng trong nước, các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong nước có thể thực hiện vay vốn nước ngoài và các khoản vay nước ngoài để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Đây là nguồn vốn không nhỏ góp phần tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Giảm bớt gánh nặng kinh tế
Giảm bớt gánh nặng kinh tế

Hưởng ứng chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn” của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh đã kêu gọi các doanh nghiệp (DN), nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn góp phần giúp người dân tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bảo đảm thu nhập khi hết tuổi lao động.

Tranh về nghi lễ ở Huế qua các cuộc đấu giá ở nước ngoài
Tranh về nghi lễ ở Huế qua các cuộc đấu giá ở nước ngoài

Sotheby’s chi nhánh ở Hồng Kông, là một hãng đấu giá lớn trên thế giới, thường tổ chức các cuộc đấu giá tranh, trong đó có tranh của các họa sĩ tên tuổi ở Việt Nam. Đặc biệt, một số tranh có xuất xứ từ triều Nguyễn hoặc có liên quan đến văn hóa cung đình Huế đã từng được đưa ra đấu giá.

Doanh nghiệp vay vốn nước ngoài Cần chấp hành nghiêm quy định
Doanh nghiệp vay vốn nước ngoài: Cần chấp hành nghiêm quy định

Trong bối cảnh các kênh dẫn vốn trong nước đang gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã tìm đến nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế. Đây có thể được coi là một trong những giải pháp hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, việc vay tín dụng từ nước ngoài chịu sự giới hạn trong quy định về quản lý vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp và buộc doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định trong vay và trả nợ khi vay vốn nước ngoài.