Thứ Hai, 14/05/2018 14:57

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 13 tại huyện Phú Vang và Phú Lộc

Trước diễn biến phức tạp của bão số 13, sáng 14/11, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu và lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh đã kịp thời đến động viên, chia sẻ khó khăn với người dân 2 huyện Phú Vang, Phú Lộc và chỉ đạo công tác ứng phó với mưa bão.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra, chỉ đạo ứng phó bão số 5Chủ động các biện pháp ứng phó mưa lũCông điện của Thủ tướng: Tập trung ứng phó với bão số 9 và mưa lũThủ tướng chỉ đạo ứng phó khẩn cấp với bão số 4 và mưa lũBảo đảm an toàn hồ đập trong mùa mưa lũ: Cần xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu (thứ hai bên trái) kiểm tra công tác phòng, chống bão tại âu thuyền Phú Hải

Đến 10 giờ sáng cùng ngày, lãnh đạo chính quyền địa phương huyện Phú Vang đã chỉ đạo di dời 3.500 hộ, với 12.500 nhân khẩu đến tránh, trú bão tại các nhà cao tầng, trường học, nhà văn hóa thôn.

Loa truyền thanh xã và xe lưu động liên tục tuyên truyền, nhắc nhở người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, tuyệt đối không chủ quan với cơn bão số 13, với phương châm “4 tại chỗ”.

Tại các khu neo đậu tàu, thuyền của xã Phú Hải và Phú Thuận, nhiều tàu thuyền đã được “lệnh” tập kết, chằng buộc chắc chắn phòng gió to, nước lớn khi bão đến.

Trước đó, thực hiện kế hoạch triển khai công tác đối phó với cơn bão số 13 của huyện Phú Vang, UBND các xã, thị trấn ven biển phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An, Hải đội 2, Đồn biên phòng Vinh Xuân sử dụng phương tiện thông tin tìm kiếm cứu nạn liên lạc, đài trực canh của các đơn vị để kêu gọi tàu thuyền hoạt động đánh bắt trên biển về nơi trú ẩn, lưu ý các phương tiện đánh bắt  vùng ven bờ. Tổ chức sắp xếp neo đậu tàu thuyền vào nơi an toàn, kiên quyết ngăn chặn không cho tàu thuyền ra khơi hoạt động. Chính quyền địa phương các cấp, các lực lượng trên địa bàn, tiếp tục túc trực 24/24 để ứng phó trong tình huống khẩn cấp.

Huyện Phú Lộc cũng đã và đang tích cực để ứng phó với bão số 13. Nhiều người dân có nhà tạm bợ đều được chính quyền địa phương di dời đến tạm tránh, trú bão tại các nhà cao tầng kiên cố và nhà văn hóa thôn.

Thôn Hiền An 2, xã Vinh Hiền là địa bàn thấp trũng, lại sát biển, nên việc di dời người dân đã được chính quyền địa phương triển khai rất sớm. 217 hộ dân ở gần biển đều được di dời về ở tạm tại các nhà văn hóa thôn để tránh, trú bão.

Qua thực tế tại các điểm đến, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đánh giá cao tinh thần chủ động của các cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là tinh thần tự giác của người dân rất cao trong việc phòng, tránh bão.

Ngoài chia sẻ những khó khăn với người dân, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhắc nhở người dân cần nghiêm túc tuân thủ theo những quy định của chính quyền địa phương. Người dân tuyệt đối không được tự ý bỏ về nhà khi bão đến.

Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo chính quyền địa phương 2 huyện Phú Vang và Phú Lộc cần hỗ trợ thêm thức ăn, nước uống cho người dân trong suốt quá trình tránh, trú bão tại các nhà văn hóa thôn, trường học trên địa bàn.

Với những chủ tàu, thuyền sau khi neo đậu chắc chắn cần nhanh chóng lên bờ để tránh, trú bão, không được bất cứ ai ở lại trên tàu, thuyền khi bão đến, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chỉ đạo.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu lưu ý: “Sau bão, cấp ủy, chính quyền địa phương cần kịp thời chia sẻ những khó khăn với người dân, nhất quyết không để ai bị đói, rét trong mưa bão”.  

Một số hình ảnh Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 13

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu trò chuyện, động viên người dân thị trấn Thuận An đi tránh, trú bão tại trường học trên địa bàn

Ngoài chỗ trú, tránh bão, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu lưu ý cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đến thức ăn, nước uống cho người dân

Người già là đối tượng ưu tiên phải di dời đầu tiên

Tàu, thuyền đã được neo đậu chắc chắn để tránh, trú bão 

Tin, ảnh: Quỳnh Anh - Anh Phong

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Xây nhà ứng phó thiên tai cho cộng đồng
Xây nhà ứng phó thiên tai cho cộng đồng

Nhiều hạng mục công trình thuộc dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - dự án thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA) đã triển khai thi công hoàn thiện ở các địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả, bền vững cho sự phát triển các đô thị và hỗ trợ năng lực cho cộng đồng chống chịu với biến đổi khí hậu.

IFRC Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo

Trong một báo cáo vừa được công bố ngày 30/1, Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cảnh báo rằng tất cả các nước trên thế giới vẫn chưa có sự chuẩn bị để đối phó với đại dịch tiếp theo. Đồng thời, IFRC cho biết các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai cũng có thể xảy ra cùng lúc khi các thảm họa liên quan đến khí hậu ngày càng gia tăng.

Ngành dệt may ứng phó bất ổn thị trường
Ngành dệt may ứng phó bất ổn thị trường

Mặc dù đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 44 tỷ USD trong năm 2022, nhưng ngành dệt may Việt Nam đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trái ngược, bất định của thị trường. Trong sáu tháng đầu năm, doanh nghiệp thắng lớn với đơn hàng dồi dào và rồi tình thế đổi chiều những tháng cuối năm đã đánh bay lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự linh hoạt ứng phó đã giúp doanh nghiệp vượt khó và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu.