Thứ Tư, 07/09/2011 11:00

Bình yên sông nước

Hơn 10 năm nay, trên địa bàn Thừa Thiên Huế không xảy ra tai nạn giao thông đường thủy. Đây là kết quả đáng được ghi nhận trong công tác đảm bảo trật tự ATGT đường thủy trên địa bàn.

Từ những động thái tích cực

Thừa Thiên Huế có hệ thống sông ngòi, đầm phá phong phú. Phương tiện thủy tham gia hoạt động với mật độ lớn, với khoảng 12.500 tàu thuyền; đặc biệt, có một bộ phận khá lớn thuyền du lịch chở khách tham quan thắng cảnh, lễ hội trên sông Hương, đầm phá Tam Giang, Cầu Hai. Để đảm bảo an toàn cho tính mạng người dân, du khách, Ban ATGT Thừa Thiên Huế phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương và các sở ban ngành liên quan triển khai nhiều biện pháp; trong đó, chú trọng đến công tác đảm bảo chất lượng phương tiện và nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường thủy nội địa, cũng như những quy tắc, quy định về an toàn giao thông đường thủy trong người dân.

Thuyền du lịch trên sông Hương đưa đón khách tham quan chùa Thiên Mụ

Đối với những thuyền hoạt động chở khách, ngoài việc trang bị đầy đủ dụng cụ cứu sinh trên thuyền, Sở GTVT đã yêu cầu đơn vị kiểm định chất lượng và các chủ phương tiện phải gia cố thêm phao bên dưới thuyền và gắn kết thêm nhiều thanh ngang giữa 2 thuyền đôi thành một khối hoàn chỉnh thống nhất như một xà lan; các thuyền đơn thì giằng cố thêm phía dưới để khỏi lắc. Nhờ vậy, khách có ngồi một bên thuyền vẫn không bị nghiêng... Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông đường thủy được đẩy mạnh. Hàng năm, Ban ATGT tỉnh, công an và các địa phương tổ chức nhiều hoạt động, như: Thi “Tìm hiểu Luật giao thông đường thủy nội địa”; tổ chức ký cam kết không vi phạm Luật giao thông đường thủy nội địa; phát tặng áo phao, phao cứu sinh cho học sinh, người dân thường xuyên đi lại, làm ăn sinh sống trên sông nước... Riêng năm qua, Phòng CSGT Đường thủy Công an tỉnh tổ chức 5 đợt tuyên truyền cho gần 300 lượt đối tượng là chủ phương tiện thuyền du lịch, đò ngang, thuyền gia dụng và ký cam kết chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường thủy nội địa khi tham gia vận chuyển khách trên đường thủy. Lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy thường xuyên tuần tra, kiểm soát chủ động nắm tình hình và tham mưu cho nhiều cấp lãnh đạo, để có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời ngăn chặn những nguy cơ tiềm ẩn.

Để mãi bình yên sông nước

Theo báo cáo từ Phòng CSGT Đường thủy Công an tỉnh, vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng nhiều phương tiện chưa đăng ký đăng kiểm; người điều khiển phương tiện chưa có bằng lái, chứng chỉ chuyên môn; tập trung nhiều nhất ở khu vực đầm phá. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác cát sỏi lộn xộn ở một số đoạn sông; trộm cắp thiết bị tín hiệu đường thủy vẫn còn diễn ra.

Trung tá Hồ Minh Lợi, Phòng CSGT Đường thủy Công an tỉnh cho biết: Năm nay, tình hình trật tự ATGT và trật tự xã hội trên đường thủy còn những diễn biến phức tạp. Đáng chú ý là Festival Huế 2014 và lễ hội điện Huệ Nam sẽ thu hút rất nhiều khách du lịch, khách hành hương tham gia, các loại tội phạm sẽ lợi dụng để hoạt động. Nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao. Với nhiệm vụ được giao, ngay từ đầu năm, Phòng CSGT đường thủy xác định mục tiêu, nhiệm vụ để không xảy ra TNGT, đảm bảo trật tự xã hội trong môi trường sông nước. Nhiệm vụ thường xuyên là nâng cao chất lượng công tác nắm tình hình, tích cực tham mưu với cơ quan chức năng, để có những chủ trương hợp lý trong công tác đảm bảo trật tự ATGT; đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát, xử lý những bất cập trong hoạt động vận tải đường thủy; đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm; không để xảy ra trọng án, tai nạn giao thông đường thủy...

Việc khai thác cát sỏi trên sông hiện tồn tại nhiều bất cập. Mặc dầu, đã được UBND tỉnh cấp phép cho một số doanh nghiệp khai thác cát sỏi trên sông ở một số vị trí không ảnh hưởng đến dân sinh nhưng do các doanh nghiệp này chưa tổ chức được phương án quản lý mỏ nên để các hộ dân vào khu vực mỏ để khai thác. Do khai thác tự do, không chịu lệ phí nên các hộ dân này còn ồ ạt khai thác ở các khu vực cấm trên các tuyến, rất khó quản lý; vừa gây mất an toàn trên sông, vừa gây hại đến môi trường trong khu vực. Để giải quyết vấn đề này, cần khảo sát quy hoạch thêm một số vị trí mỏ không ảnh hưởng đến dân sinh và giao cho chính quyền địa phương quản lý, để các hộ dân vào đăng ký khai thác, nộp lệ phí đầy đủ. Có vậy mới đảm bảo công bằng trong hoạt động khai thác cát sỏi, vừa chống thất thu cho nhà nước, vừa hạn chế được sự khai thác ồ ạt đang diễn ra.

Vấn đề đăng ký đăng kiểm phương tiện, người hành nghề không có bằng lái, chứng chỉ chuyên môn tồn tại từ lâu. Nguyên nhân là do hầu hết phương tiện trên địa bàn được đóng hình thành từ dân gian; người hành nghề cũng từ kinh nghiệm là chủ yếu. Nên chăng, cơ quan chức năng cùng với các nhà chuyên môn cần thống nhất một quy chuẩn kỹ thuật chung, những kinh nghiệm tối ưu chung và lấy đó để làm cơ sở trong kiểm định và cấp chứng chỉ hành nghề cho phương tiện và người điều khiển phương tiện. Có như vậy mới chuẩn hóa các điều kiện tham gia hoạt động vận tải đường thủy; góp phần nâng cao ý thức tự giác, chấp hành luật lệ giao thông trong người dân, từng bước đưa hoạt động giao thông đường thủy vào nền nếp, văn hóa, mãi mãi bình yên sông nước!

Bài, ảnh: Đặng Thành
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.