Thứ Sáu, 18/04/2014 08:30

Các nước giàu tái cam kết 100 tỷ USD/năm chống biến đổi khí hậu

Trong một báo cáo được phát hành ngày 17/10, các nước giàu trên thế giới khẳng định, họ đang đi đúng hướng để thực hiện cam kết dành 100 tỷ USD/năm kể từ năm 2020 để giúp những quốc gia đang phát triển khắc phục biến đổi khí hậu.

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu sắp có hiệu lực trong 30 ngàyLHQ: Thêm 30 quốc gia phê chuẩn Hiệp định khí hậu Paris

Những người ủng hộ kêu gọi các nước trên thế giới hỗ trợ cho quỹ khí hậu. Ảnh: Shutterstock

"Chúng tôi tin tưởng chúng tôi sẽ đáp ứng đầy đủ 100 tỷ USD từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời tái khẳng định cam kết thực hiện điều đó", các quốc gia phát triển cho biết trong một báo cáo tổng hợp của Australia và Anh.

Nguồn quỹ từ cả khu vực công và tư nhân sẽ tăng từ khoảng 62 tỷ USD trong năm 2014 và 52 tỷ USD trong năm 2013.

Trước đó, tại một hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô Copenhagen của Đan Mạch năm 2009, Chính phủ các nước cam kết huy động 100 tỷ USD/năm kể từ năm 2020 để giúp các nước đang phát triển hạn chế lượng khí thải của họ, đồng thời thích nghi với sóng nhiệt, lũ lụt, bão mạnh hơn và tình trạng nước biển dâng.

Cũng theo nguồn tin trên, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) mới đây chỉ ra rằng, tài chính chỉ riêng từ các nguồn công sẽ tăng lên mức 67 tỷ USD trong năm 2020, từ mức 44 tỷ USD trong năm 2014.

Hơn 30 Chính phủ, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Canada và Australia đã cam kết nguồn vốn mới trong năm 2015. Qua đó, tài chính khu vực công tăng có thể giúp huy động 33 tỷ USD trong tài chính khu vực tư nhân để đạt mục tiêu 100 tỷ USD, báo cáo nói thêm.

Ngày 4/11 tới đây, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu sẽ chính thức có hiệu lực, sau khi nhận được sự ủng hộ từ các nước phát thải khí nhà kính nhiều nhất, dẫn đầu là Trung Quốc và Mỹ.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & World24news)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN và EU tái cam kết thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền
ASEAN và EU tái cam kết thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền

Tại Đối thoại Chính sách về Nhân quyền lần thứ 4, vừa diễn ra tại Jakarta (Indonesia), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) đã tái khẳng định cam kết tăng cường thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, cũng như đảm bảo các quyền tự do cơ bản của con người.

Không được lùi bước giải quyết đại dịch COVID-19
Không được lùi bước giải quyết đại dịch COVID-19

Cố vấn cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Bruce Aylward cảnh báo nếu các quốc gia giàu có thực sự nghĩ rằng đại dịch đã kết thúc, họ cũng nên giúp các quốc gia có thu nhập thấp hơn đạt được mục tiêu này.

Liên Hiệp Quốc công bố cẩm nang về các giải pháp chống biến đổi khí hậu
Liên Hiệp Quốc công bố cẩm nang về các giải pháp chống biến đổi khí hậu

Ngày 4/4, các chuyên gia khí hậu của Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa công bố một cẩm nang được cho là những hướng dẫn cuối cùng để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu, trong một báo cáo vạch ra những cách thức mà các xã hội và nền kinh tế cần chuyển đổi để đảm bảo một tương lai “có thể sống được”.

Làm video kêu gọi chống biến đổi khí hậu
Làm video kêu gọi chống biến đổi khí hậu

Lớn lên ở vùng đất ven biển, chứng kiến vô vàn kiểu thiên tai mà người dân phải gánh chịu do biến đổi khí hậu và những hệ quả lâu dài đã thôi thúc cậu học sinh quê ở ven biển dọc theo phá Tam Giang tìm kiếm cơ hội để lên tiếng kêu gọi chống biến đổi khí hậu, chủ động phòng, ngừa giảm nhẹ thiệt hại, rủi ro do thiên tai gây ra.