Thứ Năm, 23/06/2011 05:54

Cái gốc của phát triển bền vững

Dư luận những ngày qua rất bất bình và phẫn nộ trước vụ việc bảo mẫu Trường mầm non tư thục Phương Anh (đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) hành hạ trẻ. Trên các diễn đàn, người ta bàn nhiều đến đạo đức của những “mẹ hiền”, trách nhiệm của chính quyền địa phương, ngành giáo dục...; các bậc phụ huynh cũng “giật mình” xem lại những cơ sở mầm non mình đã gửi con. Tuy nhiên, thực tế nhiều bậc phụ huynh không có lựa chọn nào khác khi phải gửi con vào các cơ sở mầm non không đảm bảo chất lượng.

Trường hợp cháu ruột tôi là một ví dụ. Tốt nghiệp đại học mấy năm nhưng không tìm được việc phù hợp, hai vợ chồng cháu quyết định dắt díu nhau cùng đứa con 2 tuổi vào TP. Hồ Chí Minh tìm việc. Có được việc làm, rời nhà trọ từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối mới về đến nhà, chưa kể những lúc phải tăng ca, nhưng thu nhập mỗi người chỉ 5-6 triệu đồng/tháng. Việc làm và thu nhập tạm ổn, dù chẳng dư dật gì, nhưng việc tìm chỗ gửi trẻ thì quá khó khăn. Xin vào trường công lập thì thủ tục không dễ dàng, xa nhà, giờ giấc không thuận tiện. Gửi vào các nhóm trẻ gia đình nuôi 2-3 cháu tuy yên tâm hơn, nhưng giá lại cao 3 triệu đồng/tháng. Cuối cùng, đứa bé được gửi vào một cơ sở nuôi trẻ tư nhân gần nhà trọ, thời gian đón trẻ kéo dài đến 8 giờ tối. Tuy chưa bị bạo hành, nhưng việc chăm sóc không được tốt, cứ dăm bữa nửa tháng mẹ cháu lại phải nghỉ việc ở nhà chăm con ốm. Chị tôi vào thăm, thấy cuộc sống các cháu quá khó khăn, đứa trẻ còi cọc, ốm yếu nên thuyết phục các cháu về quê tìm việc, dù thu nhập có ít hơn.

Với đà phát triển, các khu công nghiệp hình thành thu hút nhiều lao động trẻ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư mới chú trọng đến thu hút doanh nghiệp, ít quan tâm đến việc đầu tư hạ tầng ổn định dân sinh; các doanh nghiệp thì quan tâm đến phát triển sản xuất, kinh doanh, việc làm và thu nhập cho người lao động. Theo cơ chế thị trường, có “cầu” ắt có “cung”, hệ luỵ của nó là nhiều cơ sở giữ trẻ không phép, không đảm bảo yêu cầu ra đời, nhiều bảo mẫu chưa được đào tạo bỗng chốc trở thành “mẹ hiền”...

Với Thừa Thiên Huế, hiện các khu công nghiệp của tỉnh ở Phú Bài, Phong Điền, Hương Trà... đang phát triển khá mạnh, thu hút hàng chục nghìn lao động; trong đó đa phần là lao động trẻ. Theo xu thế phát triển chung, tất yếu nhiều cặp vợ chồng trẻ sẽ lập gia đình, có con và an cư gần các khu công nghiệp để thuận tiện cho công việc. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng các nhà trẻ tại các khu công nghiệp dành cho con em công nhân lao động là một yêu cầu cấp thiết. Điều này không giúp người lao động giảm bớt khó khăn, yên tâm sản xuất, mà còn tạo sức hút với các nhà đầu tư, người lao động đến với các khu công nghiệp, tránh lặp lại những chuyện đau lòng đối với trẻ và các hệ luỵ ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội.

Để làm được điều này, cần có sự chung tay của chính quyền, chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp và các doanh nghiệp. Quan tâm đến chăm sóc, giáo dục trẻ là cái gốc của sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. 

Hoàng Giang
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.