Thứ Năm, 03/12/2015 12:33

“Cấm biển”, kêu gọi tàu thuyền về nơi trú ẩn

Trưa 3/6, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã có công điện gửi các địa phương, chủ hồ chứa về tình hình ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có khả năng mạnh lên thành bão.

Đề phòng lốc xoáy, gió giật mạnh, mưa lớnHoàn lưu áp thấp nhiệt đới gây mưa to từ Quảng Nam đến Bình Thuận

 

Ngư dân Phú Vang tổ chức đưa tàu thuyền trú ẩn, giằng néo an toàn

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh hồi 7 giờ ngày 3/6, vị trí ATNĐ ở vào khoảng 13,6 độ Vĩ Bắc, 111,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 330km về phía Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 7 giờ ngày 4/6, vị trí tâm bão khoảng 15,4 độ Vĩ Bắc; 11,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 170km về phía Nam Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Để chủ động ứng phó với ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các địa phương tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi, bao gồm tàu thuyền các xã bãi ngang ven biển, đầm phá; thông báo, hướng dẫn các tàu thuyền hoạt động trên biển biết về diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ để chủ động phòng tránh; tổ chức kêu gọi tàu thuyền của tỉnh đang hoạt động trên về nơi trú ẩn an toàn trước 19 giờ ngày 3/6.

Các địa phương thuyền xuyên theo dõi diễn biến của ATNĐ chủ động chỉ đạo triển khai phương án đảm bảo an toàn cho các công trình, nhà cửa khu vực ven biển, có phương án chống úng cho diện tích lúa hè thu đã xuống giống. Chủ đầu tư các công trình xây dựng đang thi công dang dở, nhất là các công trình ven biển, có phương án đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, vật tư thi công.

Tin, ảnh: Hà Nguyên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022
Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022

Trong bối cảnh thiếu hụt lượng lớn giáo viên, thì cũng có hàng nghìn giáo viên nghỉ việc hoặc chuyển từ trường công lập sang các trường tư thục,... Đây là bài toán “đau đầu” với nhiều địa phương.

Trồng rừng để hứng carbon
Trồng rừng để hứng carbon

Theo đánh giá từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thừa Thiên Huế là địa phương có độ che phủ rừng tương đối tố...

Rút ngắn khoảng cách công nghệ số
Rút ngắn khoảng cách công nghệ số

Tiếp cận với internet và sử dụng một số thao tác trên nền tảng này đối với 2/3 dân số cả nước có lẽ đã là điều bình thường.

Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương
Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương

Nhằm đồng hành cùng các đơn vị khởi nghiệp, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm truyền thống, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tuyển chọn doanh nghiệp, dự án tham gia vào chương trình “Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương”.

Nuôi dưỡng sáng tạo cho trẻ trên nền tảng di sản văn hóa địa phương
Nuôi dưỡng sáng tạo cho trẻ trên nền tảng di sản văn hóa địa phương

Từ kết quả nghiên cứu đề tài cấp Đại học Huế, nhóm giảng viên thuộc Khoa Giáo dục mầm non, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tâm chủ nhiệm, đã cho ra mắt công trình “Giáo dục văn hóa địa phương cho trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” (NXB Hội nhà văn, 2022).