Thứ Sáu, 20/07/2012 11:23

Cần chấn chỉnh việc ném rác chợ xuống sông

Tận mắt chứng kiến cảnh những người buôn bán thẳng tay ném rác xuống sông đã khiến không ít người dân, khách du lịch lắc đầu ngao ngán và thương cảm cho những dòng sông. Trên địa bàn TP Huế có một số chợ lớn như Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự và nhiều chợ tạm khác... được hình thành nằm bên dòng sông Hương, An Cựu, Bạch Yến... Nếu tính chung toàn tỉnh thì số chợ chính, chợ tạm nằm ven sông nhiều vô số kể và tình trạng rác chợ lấn chiếm lòng sông vẫn tồn tại ở nhiều nơi.

Thu gom rác trên sông An Cựu và sông Hương

Sau mỗi buổi chợ, rác được người mua, kẻ bán xả trực tiếp xuống sông. Nếu trên các dòng sông lớn như sông Hương, rác theo dòng nước lớn trôi và tấp về các bến hạ lưu, bám vào các thành cầu, thành cống. Còn những nhánh sông nhỏ như An Cựu, Bạch Yến, do dòng chảy không đủ mạnh, rác ứ đọng lại ven bờ, hình thành bãi rác gây ách tắc dòng chảy. Ngoài đủ loại rác thải như bao bì ni lông, rau củ quả hư thối... là hình ảnh dễ thấy, nước thải từ các loại hàng hóa tôm cá, rau... cũng được những ghánh hàng rong thẳng tay đổ xuống sông không thương tiếc. Hầu như quanh khu vực chợ đều được bố trí nhiều thùng, xuồng chứa rác, thế nhưng do thiếu ý thức, thói quen tiện đâu vứt đó, nên rác cứ thể vẫn được tống thẳng xuống sông.

Để xử lý lượng rác này, Công ty TNHH NNMTV Môi trường và Công trình đô thị Huế phải thành lập một tổ chuyên thu gom, vớt rác trên sông. Hàng ngày, người và phương tiện chuyên vớt rác trên sông của công ty phải chạy dọc các đoạn sông từ bến Bao Vinh, Phú Bình lên bến Đông Ba để vớt một lượng rác rất lớn, vừa rác chợ, vừa là rác thải sinh hoạt của người dân thải xuống. Tuyến khác chạy dọc sông An Cựu, đoạn từ cầu Ga, qua chợ Bến Ngự xuôi về chợ An Cựu để vớt rác, làm sạch hai bên bờ và lòng sông. Theo những công nhân chuyên vớt rác trên sông, công việc thu gom rác trên sông khó nhọc và tốn kém kinh phí hơn gấp đôi, gấp ba so với trên cạn.
Để giữ gìn môi trường, vẻ đẹp cho các dòng sông, thói quen “ném rác xuống sông” của một số tiểu thương, những người buôn bán hàng rong cần được chấn chỉnh. Để khắc phục tình trạng này, giải pháp trước tiên là ý thức của người dân. Ban quản lý hoặc chính quyền sở tại có chợ nằm cạnh sông cần mạnh hơn để tuyên truyền nâng cao ý thức cho người bán lẫn người mua bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác xuống sông. Nếu phát hiện tình trạng vi phạm cần xử lý bằng mức phạt tiền mặt. Thứ hai, nếu thấy hoạt động buôn bán sai vị trí quy định, lấn chiếm vỉa hè, lề đường, đơn vị quản lý cần dẹp bỏ những tụ điểm này, vừa đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, nhưng cũng giảm được tình trạng thải rác xuống sông gây ô nhiễm, làm xấu dòng sông.
Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.