Thứ Sáu, 01/05/2020 14:33

Cần kiểm soát giao dịch của các tội phạm tẩu tán tài sản

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng 1/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Cần làm rõ một số quy định trong Luật Phòng chống rửa tiềnNgày 1/11, Quốc hội nghe tờ trình về Luật Đất đai sửa đổiNgày 31/10, Quốc hội thảo luận về thực hành tiết kiệm, chống lãng phíNgày 28/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kết quả phát triển kinh tế xã hộiNgày 27/10, Quốc hội dành thời gian thảo luận về kinh tế xã hội

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại hội trường. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh) đã tham gia thảo luận tại phiên họp này.

Theo đó, tại khoản 1 Điều 42, điểm a khoản 1 Điều 44 dự thảo Luật có sử dụng cụm từ “Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ…”, để thống nhất cách hiểu, tránh áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch không đúng, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung, giải thích nội hàm thuật ngữ “cơ sở hợp lý để nghi ngờ” vào Điều 3 của dự thảo Luật.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải thông tin, hiện nay, ngoài giao dịch bằng tiền mặt, bằng vàng hoặc ngoại tệ tiền mặt được Nhà nước công nhận thì còn có các hoạt động liên quan đến tiền ảo giao dịch trên nền tảng online, chưa được kiểm soát. Dự báo thời gian tới việc mở rộng hội nhập quốc tế thì các giao dịch tiền ảo này sẽ phát triển và đây là điều kiện thuận tiện cho các hành vi rửa tiền chưa lường hết được.

Vì vậy, tại khoản 4 Điều 3 của dự thảo Luật quy định “Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là giao dịch bằng tiền mặt, bằng vàng hoặc ngoại tệ tiền mặt được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày, có tổng giá trị bằng hoặc vượt mức do Thủ tướng Chính phủ quy định”, đại biểu nêu quan điểm, cần nghiên cứu bổ sung thêm quy định “hoặc các giao dịch khác” vào sau cụm từ “ngoại tệ tiền mặt”.

Về cách tính thời hạn “ngày làm việc” quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 37, khoản 1 Điều 42, khoản 3 Điều 44, để thống nhất cách tính thời hạn, ông Hải đề xuất Ban soạn thảo nghiên cứu theo hướng bỏ cụm từ “làm việc” trong dự thảo Luật.

Nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; tránh trường hợp đối tượng hoặc tội phạm tiêu hủy chứng cứ, tẩu tán tài sản, đối phó, bỏ trốn gây khó khăn cho công tác điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho rằng, Ban soạn thảo dự án Luật cần nghiên cứu xem xét rút ngắn thời hạn này trong thời hạn còn 3 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo nghi ngờ giao dịch liên quan đến rửa tiền của đối tượng. Đồng thời, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh cũng đề xuất bổ sung cụm từ “chuyển giao hồ sơ, tài liệu” vào sau cụm từ “trao đổi thông tin” tại khoản 2 Điều 42 quy định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước về phối hợp, trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền. 

Ngoài ra, tại khoản 1, khoản 2 Điều 44 quy định đối tượng báo cáo phải áp dụng “ngay” biện pháp trì hoãn giao dịch và báo cáo “ngay” cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ông Hải nói: “Từ “ngay” ở đây quy định chưa rõ ràng. Để tránh việc đối tượng báo cáo chậm, đối tượng vi phạm đối phó tẩu tán tài sản và có sự chỉ đạo kịp thời của các cơ quan nhà nước, cần xem xét sửa đổi từ “ngay” bằng cụm từ “trong thời hạn 12 giờ””.

Theo đại biểu, khoản 3 Điều 44 quy định: “Thời hạn áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu áp dụng” chưa phù hợp, đề nghị Ban soạn thảo rà soát kỹ lưỡng, xem xét thể tăng thời hạn áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch này lên 9 ngày.

Tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thanh Hải cũng đề nghị xem xét tách Điều 60 của Dự thảo luật thành 2 điều riêng biệt.

Thọ Linh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế
Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế

Chiều 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Đại học (ĐH) Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục, đào tạo. Cùng tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển
Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển

Sáng 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - Quốc hội khóa XV do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực giáo dục (GD), đào tạo (ĐT), văn hóa (VH), du lịch (DL).