Thứ Tư, 22/01/2020 22:23

“Cần làm rõ quan điểm kế thừa của quy hoạch đã được phê duyệt”

Đó là lưu ý của Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc Trần Thu Hằng tại Hội nghị Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 do Bộ Xây dựng tổ chức tại Hà Nội ngày 22/7.

Thúc đẩy đô thị hóa và phát triển đô thị bền vữngHoàn thành khối lượng lớn các loại quy hoạch xây dựng, đô thị và nông thônHướng đến xây dựng đô thị Thừa Thiên Huế đặc trưng

Quang cảnh hội nghị

Theo đó, mục tiêu tại Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị là đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị theo hướng phát triển mạnh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, đô thị, bảo đảm sự hài hoà giữa kiến trúc với tự nhiên và đặc thù của Huế. Quy hoạch bố trí lại dân cư, sắp xếp hình thành các cụm ngành sản xuất. Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng…

Để có cơ sở triển khai công tác đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ theo định hướng đô thị trên phạm vi toàn tỉnh, việc lập Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế (theo định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương) sẽ làm căn cứ để lập các đồ án Quy hoạch phân khu, Quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư theo quy định.

Báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cho biết, tỉnh đề xuất không gian gồm 2 tiểu vùng kinh tế - xã hội: Tiểu vùng phát triển, nằm ven biển đất đai bằng phẳng, có biển và phá Tam Giang thuận lợi cho phát triển kinh tế, có các trục giao thông trọng yếu của quốc gia đi qua, được coi là Tiểu vùng phát triển; tiểu vùng sinh thái, nằm về phía Tây Nam, có địa hình trung du và miền núi, hạ tầng khó phát triển, dân cư thưa thớt, là khu vực thuận lợi phát triển các lĩnh vực kinh tế sinh thái đặc thù, gọi là Tiểu vùng sinh thái.

Cấu trúc đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm (hoặc khu vực dự kiến thành lập quận) và các đô thị vệ tinh ngoài vùng phát triển tập trung, được kết nối bằng hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại.

Kết luận tại cuộc họp, Vụ trưởng Vụ quy hoạch kiến trúc Trần Thu Hằng nhấn mạnh về sự cần thiết việc quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; đồng thời đề nghị, tỉnh tập trung rà soát, đảm bảo tính thống nhất của quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh. Trong đó, nội dung quy hoạch cần nêu rõ các giá trị yếu tố đặc thù trong việc tổ chức, xây dựng không gian đô thị Thừa Thiên Huế, hướng đến xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

Tin, ảnh: Thọ Hiếu

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng
Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Lộc cùng Ban Tuyên giáo Thành ủy Huế, Ban Tuyên giáo Thị ủy Hương Thủy và Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế vừa tổ chức họp bàn kế hoạch chuẩn bị tổ chức Hội thảo khoa học về địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng ở thôn Hòa Vang, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc.

Nhiều kỳ vọng từ Aeon Mall Huế
Nhiều kỳ vọng từ Aeon Mall Huế

Khởi công ngày 11/2/2022, dự kiến hoạt động vào nửa cuối năm tài chính 2024, Trung tâm Thương mại (TTTM) Aoen Mall Huế (khu đất TM-DV7 thuộc khu A – Đô thị mới An Vân Dương (P. An Đông, TP. Huế) hứa hẹn có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.