Thứ Bảy, 21/01/2012 13:05

Cần lời xin lỗi đúng lúc

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khoá VI diễn ra cuối tuần trước, vấn đề cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước đối với người dân, nhất là thái độ ứng xử với người dân tiếp tục được “mổ xẻ”, khi đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Tổng biên tập Báo Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh đề cập đến sự chênh lệch 14 bậc trong bảng xếp hạng giữa 2 chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - đứng thứ nhì) và PAPI (chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh- đứng thứ 16) của tỉnh trong năm 2013.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, CCHC được xác định vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng ngừa và hạn chế tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy chính quyền các cấp. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác CCHC, chấn chỉnh lề lối làm việc của cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và phục vụ nhân dân tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế thủ tục hành chính của nước ta vẫn còn rườm rà, nhiều kẽ hở gây bao nỗi vất vả, phiền hà, tốn kém cho người dân. Chẳng hạn, con số 100 triệu bản sao được chứng thực trên toàn quốc hàng năm, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thông tin trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” ngày 13-7, không chỉ là một sự lãng phí lớn mà còn gây khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Hoặc chuyện mỗi năm doanh nghiệp phải mất đến 537 giờ kê khai nộp thuế, cao gần nhất trong bảng xếp hạng các nước cũng cho thấy thủ tục thuế còn rườm ra, dẫn đến phát sinh nhiều chi phí không chính thức, tiêu cực...

Với Thừa Thiên Huế, những năm qua, tỉnh đã dành nhiều công sức và quyết tâm chỉ đạo quyết liệt trong việc thực hiện CCHC, nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ hành chính Nhà nước đối với người dân. Chuyển biến rõ nhất là cơ chế “một cửa” được tỉnh triển khai từ năm 2003 tại các sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và đến năm 2004 triển khai tại tất cả các xã, phường trên địa bàn tỉnh. Và nay, người dân tiếp tục kỳ vọng vào đề án mô hình một cửa hiện đại cấp huyện đang được UBND tỉnh triển khai. Theo báo cáo của UBND tỉnh, đến giữa tháng 6 tỉnh hoàn thành 27/35 nội dung CCHC, 8 nội dung còn lại sẽ sẽ tiếp tục thực hiện trong những tháng cuối năm.
Cải cách hành chính là công việc phức tạp, đòi hỏi thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ việc hoàn thiện hành lang pháp lý đến việc tổ chức thực hiện, nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn yếu tố con người. Bởi, hành lang pháp lý dù có hoàn thiện đến đâu vẫn luôn phát sinh kẽ hở; quy trình dù có chặt chẽ nhưng vận hành đôi lúc chưa đồng bộ; trang thiết bị dù có hiện đại vẫn có lúc trục trặc... Nhưng tất cả sẽ được khắc phục khi cán bộ, công chức tận tâm với công việc và người dân sẽ không bức xúc khi nhận được những lời xin lỗi đúng lúc...
Hoàng Giang
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.