Thứ Sáu, 06/04/2012 18:06

Cảnh báo nạn xem thường pháp luật

Từ đầu năm 2014 đến nay, Công an TP Huế đã điều tra làm rõ 22 vụ cố ý gây thương tích, bắt giữ trên 60 đối tượng có liên quan. Trong đó, đa phần có tuổi đời còn rất trẻ nhưng gây án hết sức côn đồ và dã man. Giải quyết mâu thuẫn bằng hung khí trong giới trẻ là điều đáng báo động.

Các đối tượng Kỳ, Hới, Hùng cùng hung khí gây án vừa bị công an bắt

Theo thống kê của Công an TP Huế, 9 tháng đầu năm 2014, đơn vị đã điều tra làm rõ 22 vụ cố ý gây thương tích, bắt giữ trên 60 đối tượng có liên quan, thu giữ hàng chục hung khí. Để giải quyết vấn nạn này cần thiết lập lại trật tự, kỷ cương, xây dựng nếp sống cộng đồng có văn hóa phải từ trong gia đình, thôn xóm, khu phố, tạo sân chơi lành mạnh, hấp dẫn và bổ ích thu hút giới trẻ nói riêng và nhân dân nói chung.

Đầu tháng 10-2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Huế đã khởi tố tố vụ án, khởi tố bị can và bắt khẩn cấp đối với Đặng Quang Hùng (30 tuổi, trú xã Thủy Bằng, TX Hương Thủy) và Hồ Văn Hới (28 tuổi), Nguyễn Quốc Kỳ (34 tuổi, cùng trú thị trấn A Lưới, huyện A Lưới) về tội cố ý gây thương tích. Trước đó, vào lúc 1h ngày 26-9-2014, Hùng, Hới cùng 3 người bạn đến quán bar V. trên đường Phạm Ngũ Lão (TP Huế) thì gặp anh Nguyễn Văn C. (37 tuổi, trú phường Vĩ Dạ, TP Huế) và xảy ra mâu thuẫn. Hùng gọi điện cho một người bạn đem đến quán 5 cây dao tự chế (mã tấu). Hùng dùng một cây chém nhiều nhát vào anh C.; Hới và Kỳ cầm dao đứng cảnh giới. Hậu quả, anh C. bị trọng thương được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế và tổn hại sức khỏe 21%. Sau khi gây án, cả bọn mang theo hung khí đón xe taxi bỏ trốn nhưng bị lực lượng cảnh sát cơ động truy đuổi, bắt giữ.    

Trước đó, tháng 7-2014, Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Huế bắt giữ 10 đối tượng đều dưới 20 tuổi có hành vi cố ý gây thương tích. Do mâu thuẫn từ trước, Võ Đình Quốc (18 tuổi), Lê Văn Phúc (19 tuổi, cùng trú phường An Tây, TP Huế) đã rủ thêm nhóm thanh niên cầm hung khí tìm đánh nhóm Nguyễn Thế Anh (15 tuổi, phường Phước Vĩnh) khiến Anh bị chấn thương sọ não, thương tật là 25%.
Thượng tá Võ Xuân Thiện, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Huế thông tin, qua điều tra các vụ cố ý gây thương tích cho thấy, đối tượng gây án có tuổi đời còn rất trẻ, bồng bột và thiếu suy nghĩ nên gây án liều lĩnh, manh động. Nguyên nhân gây án chủ yếu xuất phát mâu thuẫn trong cuộc sống đời thường như ghen tuông nam nữ, va chạm lúc ăn nhậu và không ít đối tượng đánh, chém nhau chỉ xuất phát từ cái “nhìn đểu” và để thể hiện là dân “anh, chị”. Nguy hiểm hơn, hành vi này còn có sự tiếp tay đối tượng a dua, kích động. Tuy không liên quan đến mâu thuẫn, nhưng khi được đồng bọn rủ rê cũng mang hung khí lao vào đánh chém.  
Những vụ án giải quyết mẫu thuẫn bằng hung khí một lần nữa gióng lên hồi chuông về sự coi thường pháp luật, coi thường sức khỏe, tính mạng của người khác của lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay. Hậu quả các đối tượng này gây ra không những tổn hại sức khỏe mà còn để lại thương tích suốt đời cho người bị hại. Có những vụ “hỗn chiến” hậu quả thương tật, cả hai bên đều phải gánh chịu.
Bài, ảnh: Thái Sơn
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.