Thứ Hai, 27/12/2010 11:38

Cây xanh giao lộ- mẹ hiền bảo trợ giao thông

Huế nổi tiếng là thành phố xanh, đường phố, công viên đâu đâu cũng có cây xanh phủ bóng. Nhiều giao lộ trong nội đô thành phố có cây xanh rợp bóng, ngay cả trưa hè oi bức, người tham gia giao thông dừng xe chờ tín hiệu cũng cảm thấy thoải mái, như được tạm dừng xe để tận hưởng không khí trong lành, mát rười rượi.
Giao lộ Phạm Hồng Thái – Hà Nội rợp bóng cây xanh

Nhưng đâu phải tất cả. Nếu rà soát toàn bộ, chúng ta sẽ thấy còn khá nhiều giao lộ trơ trọi không chút bóng râm. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, vào những tháng nắng nóng của mùa hạ, với sự cộng hưởng của gió Lào, nhiều ngày nhiệt độ trên đường phố vượt lên quá ngưỡng 40oC, dừng ở giao lộ không bóng râm như dừng bên lò lửa công nghiệp, lúc ấy vài ba chục giây vật lý chờ đợi là cả một chuỗi dài thời gian tâm lý nặng nề.

Vậy tại sao cơ quan chức năng vẫn để tình trạng này kéo dài năm này qua tháng nọ? Tôi nghĩ rằng, quy định “Cây xanh được trồng cách các góc phố 5m - 8m tính từ điểm lề đường giao nhau gần nhất, không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông” ở Thông tư 20 /2005/TT-BXD là xuất phát điểm khiến cho các giao lộ trống trơ. Thật ra, điều 15 của Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 về Quản lý cây xanh đô thị cũng chỉ ghi “Trồng cây xanh không che khuất biển báo hiệu đường bộ và đèn tín hiệu giao thông”. Trong thực tế, ở nhiều thành phố mà Huế là một ví dụ điển hình, lâu nay vẫn có nhiều góc giao lộ có cây xanh, chẳng ai giải hạ vì cũng chẳng che khuất tầm nhìn là bao. Như vậy, điều quan trọng không phải là cách điểm lề đường giao nhau bao nhiêu mét, mà là cây có cỡ thân thế nào, chiều cao dưới tán bao nhiêu và được trồng thế nào để tránh che khuất tầm nhìn.

Theo tôi, ở góc vỉa hè các giao lộ chúng ta vẫn trồng được cây gây bóng, nếu chọn những cây trung mộc, có gỗ tốt, chắc cây, thân thẳng, khả năng tỉa cành tự nhiên sớm, có đường kính thân không quá đồ sộ khi đến tuổi cổ thụ; không trồng trước các biển báo, đèn tín hiệu giao thông; và sau khi trồng, hằng năm phải phát cành để chiều cao dưới tán vượt khỏi 2m cao, ắt sẽ không ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông. Trường hợp ở vỉa hè góc giao lộ đã có quá nhiều trụ cột các loại (đèn ánh sáng, biển báo, đèn giao thông...) trồng cây thân gỗ nữa sẽ choán hết không gian thì có thể chọn phương án chôn trụ nhỏ (< 20 cm) rồi tạo giàn nối kết hai vỉa hè để trồng cây dây leo...

Song song với việc nghiên cứu trồng cây tạo bóng cho các giao lộ, các cơ quan chức năng cũng nên có ý kiến phản hồi đề xuất Bộ Xây dựng xem xét và chỉnh sửa quy định trồng cây xanh ở các góc phố như đã nêu trên hầu có thể đáp ứng được điều kiện thực tế giúp cho việc quản lý cây xanh đô thị tìm giải pháp khả thi để dần dần cây xanh giao lộ là mẹ hiền bảo trợ giao thông không thể thiếu được.

NGƯT Đỗ Xuân Cẩm
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.