Chủ Nhật, 03/07/2011 10:37

Chăn bò để đi học

Thầy Lê Triều Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Gia Hội nhắn cho tôi “Bên trường có một nữ sinh điển hình lắm…”. Và câu chuyện về cô bé “lọ lem” Nguyễn Thị Thu Thủy, học sinh lớp 12A1 - trường THPT Gia Hội - Huế đã khiến chúng tôi thật cảm động.

Thu Thủy sinh ra ở vùng quê lúa Phong Điền, như nhiều gia đình nông thôn khác, nghèo thiếu, đông anh chị em, gánh nặng cơm áo luôn đè lên ngôi nhà nhỏ với 9 miệng ăn. Bà nội đã vào tuổi 94, lại liệt nửa người, không tự chăm sóc được; mẹ gầy yếu, đau ốm liên miên… Không như các bạn cùng trang lứa, tuổi thơ của Nguyễn Thị Thu Thủy là những tháng ngày vất vả, cực khổ. Đi học là ước mơ quá xa xôi với anh chị em Thủy. Khác với anh chị, chấp nhận số phận, bỏ học để làm thuê, làm mướn. Thu Thủy mỗi ngày đều mong muốn được đến trường. Thương con gái, ba và các anh chị cũng cố tạo điều kiện để Thủy đi học. Từ cấp một, cấp hai, Thủy vừa học vừa bươn chải theo những chuyến xe khách Bắc Nam qua lại vùng quê Phong Điền, khi thì bán nước chè, lúc bán cơm, bán mì đổi lấy quần áo, bút mực, sách vở theo đuổi giấc mơ đến trường và năm nào cô bé cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Càng ngày nhà Thủy càng lâm vào cảnh khó khăn, ngặt nghèo. Để chữa bệnh cho bà, cho mẹ, gia đình lâm vào nợ nần. Giấc mơ đến trường của em dường như bị dập tắt. May mắn, qua lời giới thiệu của Hội Người mù huyện Phong Điền - nơi ba Thu Thủy làm thêm để nuôi sống gia đình, Thủy được gửi vào Trung tâm tình thương Trẻ em đường phố để có điều kiện tiếp tục học tập. Xa nhà nhưng hiểu được sự vất vả của ba và sự hy sinh của anh chị, tình thương yêu của mẹ, Thủy luôn cố gắng hết mình để học tập tốt. Ngoài giờ học, Thủy tranh thủ phụ việc ở quán cà phê; số tiền kiếm được không nhiều để phụ phần nào tiền thuốc men cho mẹ. Em trở thành tấm gương sáng ở ngôi nhà chung của trẻ em đường phố và ở ngôi trường Gia Hội.
 
Mùa hè lớp 11 vừa qua, Thu Thủy tranh thủ về quê chăm bà nội và mẹ đồng thời nhận chăn đàn bò cho người hàng xóm để kiếm ít tiền trang trải việc học cho năm cuối cấp. Thu Thủy chia sẻ: “Một năm học nữa thôi, một năm học quyết định cho tương lai, cuộc đời của em. Em sẽ không ngừng cố gắng, không ngừng vươn lên; em sẽ vượt qua tất cả, chăm chỉ học tập và rèn luyện để đạt được ước mơ đứng ở giảng đường trường đại học vào mùa hè sang năm”.
 
Thầy Sơn tâm sự: “Mình bất ngờ gặp Thủy chính lúc em đang đi chăn đàn bò của hàng xóm. Gặp thầy giáo, Thủy bối rối tý chút nhưng lại rất tự tin. Cô bé không tránh mặt mà vẫn vui vẻ trò chuyện với nét mặt đầy nghị lực”. Còn Thủy, em chia sẻ:“Em vẫn thấy hạnh phúc và tự hào khi mình đi chăn bò để kiếm tiền đi học”.
 
Dẫu biết con đường phía trước là không hề dễ dàng với một học sinh nghèo ở nông thôn nhưng tôi tin với nỗ lực, vượt khó Thu Thủy sẽ vượt qua và đi xa trên con đường học vấn. Hy vọng cuộc sống của Thu Thủy sẽ ngày càng tốt đẹp hơn trong vòng tay che chở của gia đình, thầy cô, bạn bè.
HG
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.