Thứ Hai, 23/01/2012 11:14

Chất lượng cải cách

Bên cạnh cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, chế độ chính sách cho chế độ trực tiếp làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các cấp, các ngành (nhất là ở cấp xã) chưa đảm bảo theo quy định và chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, việc dẫn đến đến chỉ số PAPI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) của Thừa Thiên Huế đứng ở vị trí thứ 16 trong năm 2013, chênh lệch 14 bậc so với chỉ số PCI trong năm 2013 (trong đó hai chỉ số trách nhiệm giải trình với người dân và thủ tục hành chính công đứng ở nhóm thấp nhất) còn đến từ những căn nguyên khác như thiếu sự quyết tâm trong chỉ đạo, điều hành, trong thiếu kiểm tra đôn đốc và ngại va chạm, nể nang; ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính và sự hạn chế về năng lực trong một bộ phân cán bộ, công chức trực tiếp thụ lý hồ sơ còn hạn chế; một số trung tâm hành chính đến nay vẫn chưa được điều chỉnh một cách khoa học, còn thiếu tính đồng bộ, liên thông và người dân còn phải nộp nhiều loại giấy tờ, phải đi lại nhiều nơi để được giải quyết. Một vấn đề cơ bản khác nữa là tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ do các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp chưa được xây dựng hoàn chỉnh và chưa được phê duyệt vị trí việc làm. Giám đốc Sở Nội vụ Cái Vĩnh Tuấn cũng thừa nhận vẫn còn một bộ phận công chức, viên chức không được giao nhiệm vụ một cách hợp lý, dẫn đến sử dụng chưa hiệu quả thời gian làm việc...

Đây cũng là cơ sở của 6 nhóm giải pháp, nhằm duy trì và cải thiện chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) và nhất là chỉ số PAPI (chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh) mà ông Cái Vĩnh Tuấn – Giám đốc Sở Nội vụ thừa ủy quyền của UBND tỉnh đặt ra tại phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VI vừa qua. Trong đó, đang lưu ý nhất là sự lãnh chỉ đạo và vai trò người đứng đầu trong cơ quan hành chính các cấp trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Đây là yếu tố có tính tác động đến trách nhiệm, lề lối, đến đào tạo và đào tạo lại cũng như các khía cạnh của chất lượng công chức trong thực thi công vụ nói chung...

Trong thực trạng chung này, đề nghị lưu ý, điều chỉnh bổ sung và tăng cường giám sát ở đây là thái độ ứng xử của những người thực thị nhiệm vụ tại trung tâm hành chính các cấp. Điều này sẽ làm người dân dễ thông cảm, chia sẻ với cơ quan có trách nhiệm, qua đó tăng chỉ số hài lòng về hiệu quả quản trị hành chính công, từ đó, nâng vị trí xếp hạng của chỉ số PAPI trong điều tra, khảo sát hàng năm.
Điều cơ bản là chất lượng của cải cách và nó nằm ở nhiều khía cạnh của cải cách thủ tục hành chính chứ không chỉ là không phải là cơ sở vật chất là điều mà đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, UVBCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã yêu cầu khi chốt lại các vấn đề mấu chốt để cải thiện các chỉ số này trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh vừa qua.
Hạnh Nhi
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.