Chủ Nhật, 18/11/2012 16:56

Chất lượng cho nông sản

Khác với mọi năm, mùa vải thiều năm nay đến với nhiều kỳ vọng mở ra cho nông dân. Ngoài những giải pháp từ Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và sự phối hợp giữa chính quyền, đoàn thể các địa phương nhằm tiêu thụ vải thiều cho nông dân thì triển vọng mở ra thị trường các nước đang được quan tâm hơn cả.

Đáng chú ý là Bộ Nông nghiệp Australia đã có văn bản chính thức cho phép nhập khẩu vải tươi từ Việt Nam. Tuy nhiên, vải tươi xuất khẩu sang thị trường này đòi hỏi phải đảm bảo các yêu cầu khắt khe như vùng trồng, cách chăm sóc an toàn, quả không được nhiễm sâu bệnh, hóa chất, không dính đất, không được để lẫn với các sản phẩm từ các vùng trồng chưa được cấp mã số...

Thật ra, đây không phải là đòi hỏi riêng chỉ có Australia với vải thiều mà là đòi hỏi cần thiết của tất cả các nước khác với mặt hàng nông sản nói chung. Thực tế, chúng ta đã xuất khẩu nhiều mặt hàng đông lạnh sang châu Âu, Mỹ, một số nước trong thời gian qua và đã từng phải trả giá đắt, khi một số lô hàng bị vi phạm các quy định khắt khe đó.
Hiện nay, thị trường nông sản Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn khi các hiệp định thương mại tự do đang được đàm phán tích cực để mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngoài vải còn có vú sữa, chôm chôm, nhãn, xoài, thanh long và nhiều mặt hàng nông sản khác của Việt Nam đang được đàm phán, hoàn thiện các thủ tục, giải pháp để tiếp tục mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều nước như Mỹ, New Zealand, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Ấn Độ, châu Âu và các nước Trung Đông.
Ngược lại, nông sản từ các nước cũng tràn vào thị trường Việt Nam và sẽ chiếm lĩnh thị trường nội địa nếu sản phẩm trong nước không đảm bảo chất lượng, giá trị. Cho nên, cùng với cơ hội thì đây cũng là một thách thức lớn đòi hỏi nhà nông phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về an toàn trong quá trình sản xuất cũng như giá thành sản phẩm.
Mặc dầu không nằm trong vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp nhưng Thừa Thiên Huế vẫn rất có tiềm năng để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, vươn ra thị trường trong nước và thế giới. Đặc điểm địa hình nhiều sông suối, ao hồ, ít khô hạn, đất đai khá màu mỡ... rất thích hợp với nhiều loại cây trồng.
Thừa Thiên Huế có nhiều loại cây đặc sản thanh trà, măng cụt, cam Dòng Thiên An. Riêng gạo, ngoài các loại gạo truyền thống như gạo Đỏ, gạo De đã xuất hiện thêm nhiều giống mới có giá trị cao loại như gạo Ngọc trai, SV181, Thiên ưu 8. Các vùng chuyên canh rau màu ổn định ở Quảng Thành, Quảng Thọ, Ngũ Điền. Đặc biệt là hệ thống đầm phá, bãi ngang rất thích hợp để nuôi trồng thủy hải sản... Đây là những tiền đề quan trọng để đưa những sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn trở thành hàng hóa có giá trị, với điều kiện phải có định hướng phát triển bền vững, tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu chung của thị trường thế giới!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.