Thứ Tư, 02/01/2019 16:21

“Chia lửa” cho Quốc Học

Qua kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) nhận diện căn bản chất lượng giáo dục đại trà thì kỳ thi học sinh giỏi (HSG) Quốc gia là thước đo chất lượng giáo dục đỉnh cao. Đẩy mạnh giáo dục mũi nhọn trong trường phổ thông là để san sẻ cho trường chuyên trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục này.

Tăng tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên: Cần vận dụng Đề án 89 và những giải pháp mạnhĐổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí MinhCơ sở đào tạo sau đại học hàng đầu quốc gia

Tiết học của cô và trò Trường THPT Gia Hội

Hai bất ngờ vui

 Cũng bởi lâu nay đạt giải quốc gia là “chuyện riêng” của thầy trò Trường THPT chuyên Quốc Học nên Mai Văn Tuấn Kiệt (lớp 11A5 Trường THPT Hai Bà Trưng, TP. Huế) đạt giải ba môn tin học và Huỳnh Thị Mùi (lớp 12/4 Trường THPT Hà Trung, Phú Vang) đoạt giải khuyến khích môn lịch sử kỳ thi HSG Quốc gia năm 2021 được xem là hy hữu và bất ngờ. Hai em được ví như “cơn mưa rào” sau quá nhiều năm khối không chuyên mới có học sinh đoạt giải Quốc gia.

Trước đó, tập thể lớp 12B1 của Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Quảng Điền) vỡ òa niềm vui khi kỳ thi HSG tỉnh năm học 2020 - 2021 được công bố. Lớp có 43 học sinh đã có tới 35 giải; trong đó, có 6 giải nhất. Cũng trong kỳ thi này, Trường “huyện” Nguyễn Chí Thanh xếp thứ 3 toàn tỉnh, chỉ sau 2 trường “phố” là Hai Bà Trưng và Nguyễn Huệ. Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Nguyễn Văn Lộc cho biết: “Tôi đánh giá cao những thành tích trong học tập mà các em học sinh lớp 12B1 nói riêng, toàn trường nói chung đạt được. Cả 6 giải nhất đều rơi vào các em ở lớp 12B1; trong đó, học sinh Hoàng Hữu Phát đạt điểm tối đa môn toán (20/20).

Năm học 2020-2021, Thừa Thiên Huế có 2.481 học sinh dự kỳ thi HSG cấp tỉnh và có 1.133 em đoạt giải. Trong số học sinh đoạt giải, có 872 học sinh khối không chuyên, một tín hiệu vui và đầy ấn tượng.

Thiếu sự cạnh tranh cần thiết

Không tính Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, nhiều tỉnh, thành phố trong nước đã có học sinh của nhiều trường khác nhau xuất hiện và đoạt giải ở các kỳ thi HSG Quốc gia, Đường lên đỉnh Olympia hay nhiều cuộc thi khác. Riêng Thừa Thiên Huế, nhiệm vụ này có vẻ như đang “khoán” cho Quốc Học mà thiếu sự “cạnh tranh” cần thiết.

So với Quốc Học, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên ở nhiều trường THPT như Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ hay một số trường huyện cũng không quá thua kém. Thậm chí, nhiều trường đã làm khá tốt công tác xã hội hóa trong công tác khen thưởng, vận động nguồn từ các nhà hảo tâm, từ phụ huynh học sinh với cơ cấu giải thưởng hấp dẫn. Chẳng hạn, mức tỉnh thưởng thế nào, trường thưởng thế ấy; học sinh được thưởng thế nào, tổ chuyên môn được thưởng thế ấy. Song, hơn 10 năm qua nhiều phần thưởng có giá trị vẫn bỏ ngỏ.

Ông Trần Khánh Phong, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng cho rằng, cái khó của các trường phổ thông là thiếu chiến lược dài hơi trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi vào đội tuyển quốc gia. Ngoài ra, do nguồn HSG “khan hiếm” hơn trường chuyên; giáo viên ít quen với việc luyện thi cũng như tiệm cận với đề thi mang tính quốc gia để hỗ trợ học sinh. Chưa kể, quá trình phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi gặp khó khăn. Giáo viên ngại, phụ huynh không mặn mà. Học sinh cũng ưu tư vì một khi không đoạt giải thì chẳng những không được ưu tiên mà lại mất khá nhiều thời gian ôn tập, sao nhãng những môn khác.

Cần chiến lược đầu tư

Trao đổi mới đây với chúng tôi, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT không giấu ý định xây dựng giáo dục mũi nhọn trong trường học phổ thông để dự thi các giải quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, cái khó theo ông Tân là đội ngũ giáo viên và chương trình học của các trường phổ thông hiện khó có thể theo kịp.

Tháng 4 vừa qua, tỉnh Quảng Nam thực hiện chính sách “trải thảm” đáng tham khảo, tiếp nhận như đã hứa 20 giáo viên có “hồ sơ khủng” về học tập, đam mê nghề giáo để đưa về giảng dạy ở các trường THPT tiếng tăm của tỉnh. Đó là những thầy cô giáo trẻ xuất sắc được ngành giáo dục theo dõi trong suốt quá trình học tập. Cách làm này sẽ được tiếp tục trong những năm tới. Nhìn vào đội ngũ giáo viên hiện nay ở Thừa Thiên Huế, thấy còn nhiều vấn đề bất cập. Những trường THPT có điều kiện, nhất là ở Huế có vẻ như đang là nơi để nhiều giáo viên “dưỡng già”. Hiện, vẫn còn quá nhiều giáo viên trẻ có kết quả học tập xuất sắc vẫn không được tuyển dụng.

Chính sách tuyển sinh của nhiều trường đại học trong nước hiện thay đổi theo hướng đa dạng, trong đó có việc tuyển thẳng các trường hợp có giải quốc gia, được xem là khích lệ cần thiết, giải tỏa được cả những mục tiêu mang tính “thực dụng” của phụ huynh. Vừa qua, tôi có dịp gặp người quen là một phụ huynh có con được giải HSG môn sinh quốc gia. Chị rất vui khi cho biết, nhờ có giải thưởng HSG mà con trai chị được tuyển thẳng vào  ngành bác sĩ đa khoa Trường đại học Y Dược Huế. Chị nói, với sức học của con, còn phải thi thêm 2 môn toán vào hóa nữa nên không dám chắc tấm vé bước vào ngôi trường ước mơ này.

Ngành y tế tỉnh nhà đã có mô hình Bệnh viện Phú Vang đầy ấn tượng để tham khảo và học tập. Ở đó, hội tụ nhiều vấn đề, cả về đội ngũ, cơ sở vật chất, điều kiện địa lý và sự khát khao vươn lên. Trong điều kiện khó có thể triển khai đại trà, mang tính dàn trải, đã đến lúc ngành giáo dục Thừa Thiên Huế cần tính đến phương án chọn một số trường THPT tiêu biểu gắn với từng khu vực để có sự đầu tư phù hợp; qua đó, san sẻ với Quốc Học và thực hiện từng bước lộ trình xây dựng giáo dục mũi nhọn trong trường phổ thông.

Khi mà cơ sở vật chất không còn là bài toán quá khó thì vấn đề đặt ra là thu hút và giữ chân học sinh và giáo viên giỏi.

Bài, ảnh: Huế Thu

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao thưởng Giải Điền kinh học sinh toàn quốc năm 2022
Trao thưởng Giải Điền kinh học sinh toàn quốc năm 2022

Sáng 13/1, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức báo cáo và khen tặng thành tích của các Đoàn tham gia tại Giải Điền kinh học sinh phổ thông và Hội thao Giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP - AN) học sinh trung học phổ thông toàn quốc năm 2022.