Thứ Hai, 06/03/2017 15:14

Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung ảnh hưởng tiêu cực đến Mỹ và toàn cầu

Nghiên cứu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chỉ ra rằng, sự không chắc chắn trong chính sách thương mại do căng thẳng Mỹ -Trung leo thang khiến Mỹ thất thoát hàng tỷ USD và toàn cầu cũng mất đi khoảng 850 tỷ USD vào đầu năm tới.

Mỹ hướng tới tăng cường quan hệ chiến lược với Ấn ĐộEU tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên của MỹG20 chưa tìm được sự đồng thuận về giải quyết bất đồng thương mạiHội nghị thượng đỉnh G7: Mỹ muốn Nga trở lại, EU chưa nhất tríMỹ, Ấn Độ đàm phán về quan hệ kinh tế, căng thẳng với Pakistan

Sự không chắc chắn về thương mại ảnh hưởng tiêu cực đến cả Mỹ và toàn cầu. Ảnh minh họa: Metro US

Sau khi phân tích các bài báo và thu nhập của các công ty để ước lượng sự không chắc chắn của chính sách thương mại, có thể nói kết quả tiêu cực đã đạt đỉnh kể từ năm 1970 đến nay.

Sự không chắc chắn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế, nhất là khi các doanh nghiệp giảm đầu tư và sản xuất. Trên toàn cầu và tại riêng Mỹ, tác động của sự không chắn chắn gây nên tổn thất chiếm khoảng 1% GDP.

Theo ước tính của Reuters, với GDP của Mỹ ước tính đạt khoảng 20 nghìn tỷ USD và GDP của thế giới là 85 nghìn tỷ USD, tác động của sự không chắc chắn chiếm 1% này sẽ gây nên lực cản tiêu cực, khiến GDP của Mỹ giảm khoảng 200 tỷ USD, trong khi GDP toàn cầu giảm 850 tỷ USD.

Được biết, trước động thái của Trung Quốc và một số quốc gia khác, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Fed cắt giảm lãi suất của Mỹ để hỗ trợ nền kinh tế và bù đắp những ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại.

Về vấn đề này, Chủ tịch Fed chi nhánh Chicago Charles Evans lập luận rằng căng thẳng thương mại gia tăng có thể khiến tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm 1,5% mỗi năm.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều tổn thất hơn vào năm 2023
Nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều tổn thất hơn vào năm 2023

Năm 2022 được cho là năm trở lại của nền kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, năm này lại được đánh dấu bằng một xung đột, lạm phát kỷ lục và các thảm họa liên quan đến khí hậu. Có thể nói rằng, năm 2022 là một năm “đa khủng hoảng”, một thuật ngữ được phổ biến bởi nhà sử học Adam Tooze.

FED đưa lãi suất lên mức cao nhất trong 15 năm
FED đưa lãi suất lên mức cao nhất trong 15 năm

Ngày 14/12, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất chuẩn lên mức cao nhất trong 15 năm, cảnh báo cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa kết thúc bất chấp một số dấu hiệu tươi sáng đầy hứa hẹn gần đây.