Chủ Nhật, 29/07/2018 14:55

“Cho bớt muối - Chấm nhẹ tay - Giảm ngay đồ mặn”

Đó là thông điệp đơn giản, nhưng quan trọng của ngành y tế đối với cộng đồng về thực hành giảm muối ăn trong lựa chọn, chế biến thực phẩm trong gia đình để phòng chống tăng huyết áp, đột quỵ và bệnh không lây nhiễm khác.

Việc đơn giản

Người dân Việt Nam còn nhiều khó khăn nên hầu hết trong mỗi gia đình người Việt đều có thế hệ ông bà, cha mẹ nhờ “thẩu muối, vựa cà” mà lớn lên. Việc luôn chuẩn bị sẵn mắm cá, mắm tép hay hũ dưa cà, dưa muối cho mỗi bữa ăn là thói quen khó bỏ.

Dù đã có tuổi nhưng trên mâm cơm của vợ chồng ông bà Minh, mỗi tuần ít nhất cũng có 4 bữa ăn có món dưa cải muối chua hoặc ruốc chấm, hôm quả dưa hôm quả vả. Nhiều bữa cô con gái nhăn mặt nói mẹ thay đổi thói quen chuẩn bị đồ muối chua trong nhà, mà bà không chịu. Bà còn mắng con, chưa phú mà đã tính chuyện phụ bần. Bà còn nói lý, xưa nhờ tằn tiện mắm muối mới đủ sức nuôi đủ 5 đứa con học hành thành người. Giờ điều kiện mới chỉ khá hơn một chút đã sinh chuyện mặn nhạt. Cô con gái không vừa. Lúc đầu còn yên lặng, những lần sau thì cô thuyết phục mẹ bằng những bản tin trên ti vi, trên báo về những bệnh của người già do thói quen ăn mặn. Bà Minh nghe thì nghe vậy nhưng cũng chỉ coi đó là chuyện “ngoài cổng nhà mình”, còn lâu bệnh mới vận vô nhà. Tuổi ông bà đã qua ngưỡng “thọ” rồi, có thấy gì đâu.

Đùng một cái, ông Minh nhập viện do ngột tim. Sau gần cả tháng chật vật điều trị ổn định sức khỏe, ông mới được đặt stent mạch vành và về nhà. Ngoài vấn đề về tim mạch, ông Minh có cân nặng vượt chuẩn so với tuổi nên cũng được nhân viên y tế hướng dẫn chế độ ăn uống hạn chế muối, đường và tăng cường rau củ quả. Lấy tình trạng sức khỏe của bố làm chuẩn, cô con gái bà Minh mới ép được mẹ thay đổi cách chế biến các món ăn để đảm bảo sức khỏe. Tuy khó và phải kiên trì tác động, dần dần trên mâm cơm của gia đình bà Minh mới không còn các món muối chua, không có chén nước mắm ớt hay dĩa muối tiêu đậm vị.

Phòng được nhiều bệnh

Muối là một khoáng chất thiết yếu, không chỉ giúp bảo quản thực phẩm, giúp đồ ăn ngon hơn mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể. Sự sống của con người không thể thiếu muối. Nhưng sử dụng muối thế nào cho hợp lý, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe là điều mà không phải ai cũng hiểu đúng và thực hành đúng. Thực tế, nhiều người vẫn coi việc nuông chiều khẩu vị là một cách để thưởng thức cuộc sống. Nhưng việc nuông chiều ấy ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của chính bản thân mình và người thân thì hoàn toàn không đáng.

Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong những năm gần đây, mức tiêu thụ muối, đường trung bình của mỗi người trưởng thành ở nước ta đều gấp 2 lần so với ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Bột canh và nước mắm là nguồn chính cung cấp muối hàng ngày, cùng với mì chính và muối tinh. Chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, đau đầu, tình trạng giữ nước, khô miệng…

Viện Tim mạch quốc gia đã từng thống kê, cứ 5 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp; cứ 3 trường hợp tử vong thì có một trường hợp do các bệnh tim mạch, chủ yếu là tai biến mạch máu não. Tỷ lệ người bị tăng huyết áp chưa được chẩn đoán là gần 57%, đái tháo dường 70%, hơn 86% người bị tăng huyết áp chưa được quản lý bệnh. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường là chú ý giảm lượng muối ăn vào hàng ngày. Tổ chức y tế Thế giới cũng đã khuyến cáo, người dân nên ăn chế độ ăn giảm muối phòng chống bệnh tật, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm.

Có nhiều cách đơn giản mà mỗi người dân, mỗi gia đình có thể thực hiện dễ dàng để giảm lượng muối ăn, gồm: Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn. Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… khi chế biến thức ăn. Hạn chế thường xuyên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, pizza, thực phẩm đóng hộp. Lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng muối thấp khi mua thực phẩm chế biến sẵn. Đọc nhãn khi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối.

ĐỒNG VĂN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chạm vào Huế cho lòng dịu vơi
Chạm vào Huế cho lòng dịu vơi

Nhẹ nhàng. Yên tĩnh. Giàu bản sắc văn hóa. Con người thân thiện. Ấy là một vài đặc tính khiến Huế làm xiêu lòng những ai đã từng đặt chân đến đây.

Môi trường cho du lịch Huế
Môi trường cho du lịch Huế

Vấn nạn nói thách, cò mồi, tranh giành khách… tại các điểm tham quan du lịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường du lịch (MTDL), lưu lại hình ảnh xấu trong lòng du khách. Thành ủy Huế vừa triển khai đề án “Xây dựng MTDL văn minh - thân thiện - an toàn - giàu bản sắc” nhằm cải thiện MTDL, đưa Huế trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn.

Nuôi ước mơ đến trường cho học sinh nghèo
Nuôi ước mơ đến trường cho học sinh nghèo

Không để những em học sinh phải gác lại giấc mơ đến trường do hoàn cảnh khó khăn, nhiều cầu nối nhân ái đã đồng hành nâng bước các em tiếp tục con đường học tập, lập nghiệp bằng cả tấm lòng và trách nhiệm.

Gỡ khó cho người lao động cận tết
Gỡ khó cho người lao động cận tết

Trước tình hình khó khăn của nền kinh tế khi nhiều cơ sở sản xuất không có đơn hàng, nhiều người lao động (NLĐ) đã bị chấm dứt hợp đồng LĐ, hoặc giảm giờ làm.

Cấp, gia hạn thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động
Cấp, gia hạn thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động

Chuẩn bị cho công tác cấp, gia hạn thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) có giá trị sử dụng từ ngày 01/01/2023 cho các đối tượng tham gia BHYT, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã gửi văn bản đề nghị các đơn vị sử dụng lao động, đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHYT, BHXH phối hợp triển khai thực hiện, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.