Thứ Bảy, 09/11/2019 14:35

Chủ động thu hoạch, hạn chế thiệt hại vụ đông xuân do thời tiết

Trước diễn biến thời tiết bất thường, dự kiến sẽ có ảnh hưởng của đợt không khí lạnh trên địa bàn trong thời gian từ ngày 13-16/5, có thể xảy ra mưa lớn, chiều 9/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương về công tác thu hoạch vụ Đông Xuân 2021-2022 và triển khai vụ Hè Thu 2022.

Hương Thủy: Khẩn trương đấu úng để người dân thu hoạch lúa kịp thờiXử lý rơm rạ bằng biện pháp canh tác tổng hợpTriển khai sớm vụ hè thu để tránh thiên taiLàm lợi sản xuất, môi trường từ rơm, rạPhong Điền: Vụ lúa được mùa nhất từ trước đến nay

Thu hoạch sớm lúa đông xuân hạn chế thiệt hại do mưa lũ

Về thu hoạch vụ đông xuân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương có kế hoạch cụ thể để huy động tối đa công suất làm việc của các loại máy gặt, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch. Đặc biệt, đối với diện tích lúa có tỷ lệ hạt chín trên bông >85%, tiến hành thu hoạch sớm, với phương châm xanh nhà hơn già đồng để hạn chế thiệt hại.

Ngay sau khi thu hoạch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo huy động tối đa công suất của các loại máy làm đất để cày lật đất, triển khai ngay sản xuất vụ hè thu. Các HTX chú trọng giải pháp vệ sinh đồng ruộng kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học để phân giải gốc rạ. Đối với diện tích bị nhiễm chua phèn hàng năm tại các vùng thấp trũng, tù đọng nước, cần bón vôi trước khi làm đất để thau chua, rửa phèn nhằm hạn chế thiệt hại đầu vụ do lúa chết phải gieo sạ lại.

Tổ chức nạo vét, tu bổ kênh mương để tích trữ nước phục vụ sản xuất Hè Thu 2022 ngay từ đầu vụ. Chủ động ứng phó với thời tiết bất lợi do mưa lớn ở các vùng thấp trũng. Xây dựng kế hoạch, phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, nhất là diện tích đất trồng lúa bị khô hạn, thiếu nước sang cây trồng cạn sử dụng ít nước tưới hơn.

Sở NN&PTNT kịp thời hướng dẫn lịch thời vụ gieo trồng vụ Hè Thu 2022 cho bà con, trong đó bố trí chủ yếu nhóm giống lúa ngắn ngày và cực ngắn, chủ lực là Khang dân, TH5, HT1, HN6, ĐT100,… Đồng thời, rà soát số lượng, chủ động chuẩn bị mức cao nhất giống cây trồng, vật tư đầu vào,... cho sản xuất vụ hè thu đảm bảo thu hoạch trước ngày 5/9/2022.

Tin, ảnh: Nguyên Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa lớn đề phòng sạt lở
Mưa lớn đề phòng sạt lở

Từ ngày 25-28/2, trên địa bàn tỉnh sẽ có mưa, rải rác mưa vừa, có nơi mưa rất to và dông. Mưa lớn có nguy cơ gây trượt lở vùng đồi núi, ven sông suối và ngập úng vùng trũng.

Tiếp tục tiêu úng cho diện tích lúa còn lại
Tiếp tục tiêu úng cho diện tích lúa còn lại

Hiện vẫn còn khoảng gần 3.100 ha lúa ngập nặng (từ 70-100% thân cây) ở các địa phương đang tiếp tục được tiêu úng. Tuy nhiên, việc lúa ngập dài ngày gây nguy cơ thiệt hại rất cao.

Mưa lớn làm ngập lúa, đường sạt lở
Mưa lớn làm ngập lúa, đường sạt lở

Mưa lớn làm hơn 2.200ha lúa bị ngập, đường tuần tra bị sạt lở. Công tác tiêu úng, khắc phục đang được các địa phương tích cực triển khai.

Bơm tiêu đón nước phòng ngập lúa đông xuân
Bơm tiêu đón nước phòng ngập lúa đông xuân

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh đã triển khai bơm tiêu đón nước và mở các cống lớn để giảm mực nước trên các sông bảo vệ lúa đông xuân.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.