Chủ Nhật, 02/08/2020 06:34

Chuyện đặt tên đường phố

Việc đặt tên đường hiện nay trở thành câu chuyện được nhiều người quan tâm bởi nó xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của người dân và chính quyền cơ sở. Tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 8, HĐND tỉnh, vấn đề này được bàn thảo khá sôi nổi. Nhiều ý kiến cho rằng, không nhất thiết phải chờ đến kỳ họp thường niên mới trình các đề án đặt tên đường phố và công trình công cộng mà phải linh hoạt, chủ động để đáp ứng kịp thời những yêu cầu bức thiết của thực tiễn cuộc sống.

Đặt tên đường phố: Cần cởi mở & sáng tạoĐông Ba - Gia Hội & đặt tên cho phườngĐặt tên đường phố - một cách giáo dục truyền thống

Người dân vui mừng khi khu quy hoạch Bàu Vá 2 đã được đặt tên đường sau bao năm chờ đợi. Ảnh: MC

Người bạn tôi về định cư tại một khu quy hoạch phía đông nam thành phố Huế thường hay phàn nàn về sự bất tiện, do khu phố của anh mới chỉ lác đác vài hộ đến ở và chưa được đặt tên và cắm biển tên đường. Nhiều lúc con cái trong nhà đặt hàng online, nhưng phải ra tận đầu phố dùng điện thoại hướng dẫn người giao hàng. Ai cũng biết là tên đường phố và số nhà ở các đô thị tạo thuận lợi trong công tác quản lý hành chính, thuận lợi trong giao dịch dân sự, thể hiện sự văn minh của bộ mặt đô thị. Tên đường còn là một hình thức giới thiệu, thông tin, tuyên truyền đến mọi người về những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống tiêu biểu, gắn với các danh nhân, vùng đất và con người. Theo thời gian và những thăng trầm cuộc sống, mỗi tên đường in dấu kỷ niệm khó phai trong tình cảm và tâm trí của nhiều người qua bao thế hệ. 

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc đặt tên đường đôi khi vẫn chậm trễ. Chính quyền một số địa phương và một số ngành chức năng có lúc vẫn chưa chủ động rà soát, lập kế hoạch và thực hiện quy trình để theo kịp những thay đổi nhanh chóng của thực tiễn đời sống, đôi lúc vẫn bị động và chờ đợi đến kỳ họp định kỳ mới trình đề án để xin ý kiến. Vì vậy, độ chênh và sự chậm trễ là khó tránh khỏi.

Theo ông Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế, một khu đất được quy hoạch và đầu tư hạ tầng nếu được đặt tên đường trước khi thực hiện đấu giá thì giá trị của nó có thể tăng lên, thu ngân sách sẽ cao hơn.

Nhiều địa phương trong quá trình thực hiện vẫn gặp phải những khó khăn, vướng mắc.

Theo UBND thành phố Huế, công tác xây dựng quỹ tên đường gặp không ít khó khăn, lúng túng bởi vì một số dự án công trình giao thông triển khai chậm tiến độ, hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ, một số tuyến chiều dài, chiều rộng, hạ tầng không đáp ứng nên không thể đặt tên, đổi tên. Thành phố kiến nghị là cần sớm ban hành quy định cụ thể về tiêu chí xác định tuyến đường đủ điều kiện để đặt tên đường, đáp ứng yêu cầu Nghị định 91/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 36/2006/TT-BVHTT của Bộ Văn hóa–Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Khu định cư Lịch Đợi vừa được đặt tên đường vào cuối năm 2022. Ảnh: Bảo Phước

Có ý kiến cho rằng, danh mục quỹ tên đường của tỉnh chưa phản ánh đầy đủ, toàn diện tên nhân vật, địa danh, di tích tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử của các địa phương. Đề xuất cần cho phép tiếp tục chủ động biên soạn mục từ ngân hàng tên đường, mở rộng tiêu chí để bổ sung các danh từ có ý nghĩa văn hóa lịch sử, tên các loài hoa, tên gọi các tỉnh, thành trong nước và quốc tế đã có mối quan hệ kết nghĩa hữu nghị với tỉnh nhà.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đến thời điểm cuối năm 2021, Thừa Thiên Huế đã có 827 tuyến đường được đặt tên (không kể các tuyến đường đánh số tại các khu đô thị mới).

Tính thêm năm 2022 đã có 108 tuyến được HĐND tỉnh thống nhất thông qua việc đặt tên mới (Phú Đa 16 đường, thành phố Huế 47 đường, Hương Thủy 45 đường). Như vậy, đến thời điểm hiện nay, đã có 935 đường trên toàn tỉnh được đặt tên mới. Các tuyến này đều nằm ở các đô thị trung tâm của 9 huyện, thị; trong đó quá nửa là tại địa bàn thành phố Huế.

Thông tin từ cơ quan chức năng, đến nay, đa số các tên đường phố đã được đặt tên đều lấy từ ngân hàng tên đường, số chưa sử dụng vẫn còn hơn 1.300 mục từ. Tuy nhiên, với nhu cầu phát triển đô thị hóa mạnh mẽ hiện nay, đồng thời căn cứ vào quy hoạch giao thông của tỉnh đến năm 2030, đặc biệt là đặt trong mục tiêu đưa toàn bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương thì chắc chắn các cơ quan chức năng phải gấp rút bổ sung thêm một số lượng rất lớn các mục từ cho ngân hàng tên đường phố trong thời gian tới.

Đặt tên gì và đặt ở đâu cho phù hợp là câu chuyện đôi khi không đơn giản, tuy nhiên, với những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, cần phải có thời gian nghiên cứu xem xét cho chín muồi thì cách tốt nhất là chưa nên hoặc không nên đưa ra để bàn thảo. Có như vậy tiến độ công việc mới nhanh chóng được đáp ứng và tránh được những rắc rối không cần thiết.

Tin vui đầu năm mới, tại Kế hoạch 482/KH-UBND, ngày 29/12/2022 của UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục nhiệm vụ trong Chương trình phát triển văn hóa, du lịch – dịch vụ; trong đó có đề án khảo sát hiện trạng, rà soát và bổ sung dữ liệu ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh. Thực hiện việc này sẽ giúp cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương nắm chắc nhu cầu thực tế của đời sống và của người dân để có kế hoạch thực hiện trình tự thủ tục đặt tên đường một cách kịp thời.

HOÀNG ĐĂNG KHOA

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Khẩn trương khắc phục vướng mắc trong cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến
Khẩn trương khắc phục vướng mắc trong cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương rà soát, khắc phục vướng mắc liên quan đến dịch vụ công trực tuyến đổi giấy phép lái xe trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; chấn chỉnh việc trực hỗ trợ, phục vụ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến này.

Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp
Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp

Sáng 23/2, tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Quảng Điền, Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức triển lãm chuyên đề Sắc Xuân.