Thứ Tư, 24/09/2008 05:08

Chuyển nhượng QSDĐ khi không được tách thửa?

* Ông Nguyễn Văn Th. có mảnh đất diện tích 300 m2 ở tại phường Thuận Lộc (Huế) và muốn bán cho tôi 1/2 thửa đất ở này. Tuy nhiên, khi làm thủ tục tách thửa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ), tôi được Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND TP Huế trả lời: thửa đất nói trên thuộc bốn phường nội thành nên không đủ điều kiện tách thửa. Vậy, xin quý báo giải thích vì sao đất của ông này không được tách thửa? Nếu tôi vẫn muốn mua 1/2 thửa đất của ông có được không và bằng cách nào để tôi có thể xác lập được QSDĐ của mình. (Minh Hải, TP Huế) .

- ThS. LS Nguyễn Văn Phước, Trưởng Văn phòng Luật sư Huế: Căn cứ theo Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của UBND tỉnh (thay thế Quyết định số 1692/2008/QĐ-UBND ngày 26/7/2008 của UBND tỉnh) về việc quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, thì do thửa đất của ông Nguyễn Văn Th. tọa lạc tại phường Thuận Lộc là một trong bốn phường nội thành thành Huế (Thuận Thành, Thuận Lộc, Thuận Hòa và Tây Lộc) nên thuộc sự điều chỉnh của Quyết định số 2318/QĐ-UB ngày 7/10/1999 của UBND tỉnh về việc ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch chi tiết Khu Kinh thành Huế. Theo đó, diện tích đất của ông Nguyễn Văn Th. khi tách đôi thì diện tích mỗi thửa là 150 m2 (không đảm bảo diện tích tối thiểu là ≥ 200 m2 theo quy định tại Quyết định số 2318/QĐ-UB) nên Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND TP Huế trả lời bạn như đã nêu là phù hợp với các quy định nói trên.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn xác lập quyền sử dụng 1/2 thửađất trên thì bạn và ông Nguyễn Văn Th. có thể thỏa thuận với nhau làm thủ tục tặng cho QSDĐ để cùng đứng tên chung trên giấy chứng nhận (GCN) QSDĐ. Khi bạn và ông Nguyễn Văn Th. cùng đứng tên như vậy thì quyền sở hữu, sử dụng của hai người ngang nhau (bên này không thể định đoạt được tài sản nếu không có ý kiến của bên kia và ngược lại).
Để có được GCN QSDĐ đứng tên chung của hai người, trước tiên, ông Nguyễn Văn Th. và bạn đến cơ quan công chứng để làm hợp đồng tặng cho QSDĐ. Sau đó, bạn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tại cơ quan thuế. Thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp nhận tặng cho QSDĐ được quy định tại khoản 1, điều 23 Luật Thuế thu nhập cá nhân: “Thu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng, bao gồm: bất động sản, tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, kể cả chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần phát sinh.” Thuế suất đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là 10% trên thu nhập tính thuế (điều 25 Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân). Sau đó, bạn thực hiện việc đăng ký tên của mình trên GCN QSDĐ (đứng tên chung với ông Nguyễn Văn Th.) tại cơ quan có thẩm quyền.
Hạn chế của cách này là bạn phải nộp thuế với số tiền khá lớn (10% giá trị bất động sản mà bạn được hưởng) và do cùng đứng tên chung trên GCN QSDĐ, nên bạn không thể tự mình thực hiện các quyền của chủ sử dụng (như quyền định đoạt) mà phải phụ thuộc vào chủ sử dụng chung còn lại. Dựa trên nội dung mà chúng tôi tư vấn ở trên, bạn có thể quyết định lựa chọn cách phù hợp nhất để thực hiện việc chuyển nhượng đất của mình.       
Bùi Vĩnh (ghi) 
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.