Thứ Tư, 13/02/2013 15:19

Cơ hội

Hơn 3.600 hành khách thuộc 20 quốc tịch khác nhau và trên 1.200 thủy thủ đoàn cập cảng Chân Mây vào cuối tuần qua trên tàu du lịch Voyager of the Seas - tàu hiện lớn thứ 3 trên thế giới của Hãng tàu biển Royal Caribean Cruises (dài 311 mét, 15 tầng với 1.300 phòng) đã trở thành sự kiện thu hút sự quan tâm của dư luận. Đây cũng được xem như là một cơ hội đã được nhìn thấy về phát triển du lịch đường biển cho Thừa Thiên Huế từ chuyến tàu mang tính “mở hàng” của Royal Caribean Cruises. Nói như vậy là vì trong năm nay, sẽ có 3 chuyến tàu nữa của hãng tàu biển này tiếp tục cập cảng Chân Mây. Nếu không có gì thay đổi, sẽ có 13 chuyến tàu khác của Royal Caribean Cruises sẽ tiếp tục cập cảng trong năm 2016.

Hẳn nhiên là có rất nhiều cơ hội và những giá trị thặng dư khác từ một nguồn khách thực sự lớn từ đường biển. Trong đó, cái được trước khi “bán” các gói sản phẩm du lịch cho khách du lịch như tour, tuyến tham quan di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; các danh lam, thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử và cách mạng cũng như các dịch vụ ẩm thực, mua sắm…là Cảng Chân Mây đã có nguồn đầu tư trị giá 4 triệu USD từ Royal Caribean Cruises để nâng cấp bến cảng số 1, với việc đủ năng lực tiếp nhận con tàu hiện lớn nhất thế giới là Oasis of the Seas sau khi hoàn thành.

Điều mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là Thừa Thiên Huế sẽ đón nhận, phát huy và triển khai các năng lực của mình như thế nào để cơ hội sẽ trở thành nguồn lực cho sự phát triển. Không thể đòi hỏi tất cả phải được hoàn hảo ngay được, nhưng có lẽ cũng phải nhận thấy rằng, để tạo dựng được một điểm đến thuận lợi, có sức thu hút, cần phải có một sự chuẩn bị kỹ càng, một hợp lực và kết nối tốt, đủ để tạo mọi điều kiện tốt nhất cả về an ninh, giao thông, về sự hợp lý giữa các điểm đến (bao gồm các điểm tham quan và dịch vụ, mua sắm, giải trí…) dựa trên những kinh nghiệm và cả trải nghiệm trong thực tế tổ chức không chỉ về mặt điều hành, quản lý nhà nước mà cả trong điều hành, tổ chức và quản lý của mỗi doanh nghiệp. Không chỉ chuẩn bị tốt về mặt hạ tầng mà ngay cả những công việc như thủ tục xuất/nhập cảnh cũng cần được tổ chức và vận hành bài bản và chuyên nghiệp. Đây cũng là điều mà chúng tôi nhận thấy cần phải có sự đầu tư và cả gia công tốt hơn từ kinh nghiệm xuất cảnh chuyến bay chater flights để du lịch Thái Lan ở sân bay Phú Bài, cũng như từ quan sát hoạt động này ở Chân Mây trong tác nghiệp của các nhà báo.

80% khách của tàu du lịch Voyager of the Seas đã chọn điểm đến là Đà Nẵng và Hội An mới chỉ là thông tin ban đầu. Nhưng dẫu sao đi nữa, thông tin này cũng cho thấy chúng ta còn nhiều việc để làm và phải bắt đầu lại, nếu không muốn cơ hội chỉ là cơ hội.

Còn nhớ trong cuộc trao đổi ở một ngày đầu năm, khi làm việc tại UBND tỉnh để thống nhất một số vấn đề để chuẩn bị cho các tàu du lịch của hãng cập cảng Chân Mây, ông John F. Tercek – Phó Chủ tịch phát triển thương mại Hãng tàu Royal Caribbean Cruise Ltd nói rằng, Royal Caribbean Cruise Ltd nhìn thấy triển vọng của mình ở Thừa Thiên Huế nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng, việc tạo nên những trải nghiệm mới lạ và thú vị cho du khách là thách thức cho cả Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, đồng thời khuyến cáo các bên liên quan như Cảng vụ, Hải quan, các doanh nghiệp địa phương cần liên kết với nhau để tạo ra chất lượng và hiệu quả trong việc mang đến cho khách du lịch những tiện ích tốt nhất…

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.