Thứ Năm, 23/01/2020 13:30

Cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị trường, phát triển bền vững

Việc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) là cơ hội tốt để doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất (CSSX) xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ…

Tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thônThừa Thiên Huế: 7 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia3 bộ sản phẩm và 15 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sản phẩm mây tre đan Bao La đã vươn ra thị trường nước ngoài

Hiện, Thừa Thiên Huế có 33 sản phẩm, bộ sản phẩm CNNTTB cấp khu vực miền Trung – Tây Nguyên; 18 sản phẩm, bộ sản phẩm CNNTTB cấp quốc gia.

Các sản phẩm sau khi được bình chọn đã được các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, sở hữu trí tuệ… quan tâm hỗ trợ phát triển mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất và hỗ trợ xúc tiến thương mại. Qua đó, nhiều sản phẩm trở thành sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm OCOP, như: tinh dầu Kim Vui, gạo Phú Hồ, máy ép củi trấu, hương sạch Tân Nguyên, đàn Tân Châu, mây tre đan Bao La…

Việc tham gia bình chọn sản phẩm CNNTTB còn góp phần giúp các CSSX, DN có động lực mở rộng quy mô, đổi mới phương thức sản xuất, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, qua đó, tạo liên kết thương mại, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phục vụ nông thôn, góp phần CNH - HĐH từng địa phương.

Thời gian qua, nhiều DN trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn trong kết nối, tiêu thụ sản phẩm do ảnh hưởng bởi COVID-19. Tuy nhiên, vẫn có không ít DN, CSSX vẫn “sống khỏe”, tiêu biểu như HTX Mây tre đan Bao La với các sản phẩm rổ, rá, ghế, đèn ngủ… Nguyên do một phần nhờ sau khi bình chọn là sản phẩm CNNTTB các cấp, đạt cấp quốc gia năm 2021 và là sản phẩm OCOP 4 sao, các mặt hàng này được quảng bá rộng rãi hơn, qua đó có cơ hội nâng cao giá trị, tạo dựng được chổ đứng ổn định ở thị trường trong nước và thị trường các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc..., từ đó giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Ở cuộc bình chọn sản phẩm CNNTTB cấp khu vực miền Trung – Tây Nguyên  sắp tới, Thừa Thiên Huế sẽ góp mặt 23 sản phẩm, nhóm sản phẩm ở các lĩnh vực: thủ công mỹ nghệ; chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm; thiết bị, máy móc, phụ tùng cơ khí.

Theo lãnh đạo Sở Công thương, việc bình chọn sản phẩm CNNTTB nhằm thu hút, khuyến khích, động viên các DN, CSSX tích cực hơn nữa trong duy trì, phát triển sản phẩm chất lượng cao. Những sản phẩm CNNTTB sau khi được bình chọn sẽ được Nhà nước hỗ trợ phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại, giúp DN, CSSX ngày càng lớn mạnh, từ đó xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng, năng lực cạnh tranh cao.

Những lợi ích đem lại thông qua tham gia bình chọn sản phẩm CNNTTB có thể thấy rõ; tuy nhiên, vẫn còn một số nơi chưa mặn mà. Qua tìm hiểu, nguyên nhân chủ yếu là do chưa hiểu được mục tiêu, ý nghĩa của việc bình chọn; ngại trải qua nhiều bước để kiểm tra một số tiêu chí nhất định về: doanh thu; đáp ứng nhu cầu thị trường; các chỉ tiêu về kinh tế - kỹ thuật - xã hội; an toàn vệ sinh thực phẩm… dẫn tới mất đi cơ hội để sản phẩm của mình được quảng bá, được đông đảo người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, giúp DN, CSSX đứng vững và phát triển hơn.

Để tích cực tham gia bình chọn sản phẩm CNNTTB, qua đó, giúp các DN, CSSX mở rộng thị trường, phát triển bền vững, Trung tâm Xúc tiến thương mại tiếp tục tăng cường truyền thông, bám sát cơ sở, tìm hiểu thông tin về công nghệ, sản phẩm, thị trường, thiết bị sản xuất, phát triển thương hiệu để tư vấn, hỗ trợ cho DN, CSSX. Đồng thời, gắn việc phát triển sản phẩm CNNTTB với phát triển du lịch để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm quà tặng truyền thống của địa phương, mở rộng thị trường tiêu thụ...

Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại (Sở Công thương), nguồn kinh phí khuyến công địa phương được giao đầu năm năm 2022 là hơn 1,2 tỷ đồng. Đến nay, Sở Công thương đã giao triển khai theo Kế hoạch số 253/KH-SCT về khuyến công địa phương năm 2022 với 10 đề án; trong đó, hỗ trợ 8 đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, đặc sản, các sản phẩm làng nghề truyền thống...

Bài, ảnh: Hàn Đăng

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.

Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động
Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động

Cùng với sở thích, đam mê, thế mạnh bản thân, chọn ngành theo dự báo thị trường lao động là tiêu chí mà thí sinh cần chú ý trước ngưỡng cửa đăng ký xét tuyển đại học (ĐH).