Thứ Ba, 13/01/2009 18:02

Có một giá trị di sản Huế

Gần 100 năm trước ở Huế, tập san BAVH, viết tắt của cụm từ Bulletin Amis du Vieux Hué (tập san của những người bạn Cố đô Huế) ra đời. Xuất bản từ năm 1914 đến 1944, 3 tháng một số, toàn bộ của tạp chí BAVH ấn hành được 121 tập và 1 tập danh mục. Tổng biên tập là nhà khoa học có tiếng L.Cadière. Hình thức đơn giản nhưng trang trọng, nội dung lại rất phong phú, đa dạng, đủ các vấn đề về văn hoá nghệ thuật, giáo dục, xã hội, nhân văn, lịch sử, địa lý dân tộc học, thương mại, du lịch… BAVH là cuốn sách gối đầu giường của bao thế hệ đam mê nghiên cứu. Nó cũng là niềm tự hào của miền đất núi Ngự, sông Hương, của những ai yêu Huế và hết lòng vì Huế.

Tìm tòi và chiêm nghiệm, điều mà tôi cảm nhận sâu sắc và thấm thía, rằng có một giá trị Huế, thấm đẫm và xuyên suốt từ hàng trăm năm nay là truyền thống học thuật gắn với sự ra đời của những công trình nghiên cứu để đời. Kế tục mạch nguồn và tinh thần của BAVH, những năm gần đây ở Huế, tôi đặc biệt tâm huyết đến tạp chí Huế Xưa và Nay cùng ấn phẩm Nghiên cứu Huế.

Tạp chí Huế Xưa và Nay đã có 19 năm tuổi. Với tạp chí Huế Xưa và Nay, ra đời trước cả tạp chí Xưa và Nay của Hội Khoa học Lịch sử, người Huế lại đi tiên phong trong nghiên cứu các vấn đề lịch sử nói riêng, nghiên cứu - khảo cứu nói chung. Hiện duy nhất chỉ có Hội Sử học Thừa Thiên Huế có cơ quan ngôn luận. Gần 2 thập kỷ tồn tại trên vùng đất di sản, Huế Xưa và Nay đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp quảng bá văn hoá, phát triển du lịch địa phương; trở thành cuốn từ điển văn hoá cho những ai quan tâm đến lịch sử, đến văn hoá Huế.

Tập san Nghiên cứu Huế lại có một cuộc sống lạ. Cụ Nguyễn Hữu Đính, tốt nghiệp Trường cao đẳng Nông lâm súc Hà Nội hồi đầu thế kỷ 20, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chế độ cũ cũng như sau năm 1975. Là kỹ sư thuỷ lâm, nhưng cụ rất ham hoạt động xã hội, đặc biệt là rất mê sách. Lương tiền, cụ dồn cho việc sưu tầm sách. Sinh thời, ông cụ có 4 ước nguyện lớn: Mở một thư phòng; ra tập san nghiên cứu Huế; làm một bộ từ điển bách khoa về Huế; và thứ nữa, cụ khao khát được lập một uỷ ban để nghiên cứu rốt ráo, tận gốc mọi vấn đề về Huế; để từ đó thấy được Huế mình có cái gì hay, cái gì mạnh mà phát huy; cái gì yếu, cái gì dở mà chế ngự. Ấn phẩm Nghiên cứu Huế đến nay đã ra được 7 số do chính người con là nhà sử học Nguyễn Hữu Châu Phan thực hiện.
 
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn viết về Nghiên cứu Huế, rằng thành phố của sông Hương núi Ngự trên đường tự tìm lại chính mình ở đó qua các công trình nghiên cứu đáng gọi là có chất lượng khoa học. Chẳng những trong từng bài vở cụ thể mà cả trong quan niệm chung toát ra qua các bài vở ấy, bộ sách như muốn đạt tới vẻ đẹp cổ điển, nó là cả một sự thách thức đối với tình hình nghiên cứu vốn khá luộm thuộm hiện nay. Đấy lại là một bất ngờ đầy thú vị mà Huế và người đất Huế dành cho chúng ta.
 
Tôi nghĩ, từ BAVH cho đến Huế Xưa và Nay, Nghiên cứu Huế là cả một truyền thống đẹp. Nó cũng là bằng chứng sống động về Huế với tư cách là một trung tâm văn hoá của đất nước. Biểu tượng của khoa học là đam mê, sự dấn thân và hy sinh. Khơi dậy và phát huy những giá trị truyền thống đó là góp phần làm đẹp, làm giàu cho vùng đất di sản, hội nhập với thế giới hôm nay.
 
Đan Duy
 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.