Thứ Ba, 16/01/2018 15:25

Có tinh thần trách nhiệm trước nhân dân về sử dụng vốn đầu tư nhà nước

Sáng 16/7, phát biểu kết luận hội nghị giao ban trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với các địa phương trên toàn quốc về công tác giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị gắn kết quả giải ngân với thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ và đi liền với đó là xử lý nghiêm người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ, kiểm điểm tập thể, cá nhân có liên quan không có chuyển biến.

Một góc nhìn khác về đầu tư côngChính sách tác động theo hướng nàoCác khu tái định cư thi công chậm, chủ đầu tư nhận trách nhiệmÁp lực giải ngân vốn đầu tư côngGiải ngân tốt vốn đầu tư công, kích cầu hiệu quả tăng trưởng kinh tế - xã hộiTập trung vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng các đại biểu tại điểm cầu Thừa Thiên Huế 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, giải ngân VĐTC không chỉ góp phần tăng trưởng, phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước mà còn giải quyết đời sống, thu nhập cho hàng triệu người. Cho nên, giải ngân VĐTC là một cứu cánh đối với đại dịch COVID-19. “Chúng ta phải nhận thức được ý nghĩa này để quyết tâm chính trị, thúc đẩy giải ngân VĐTC tốt hơn nữa”.

Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng đề nghị trong cả nước và từng địa phương phát động phong trào thi đua yêu nước về giải ngân VĐTC, đầu tư tư nhân, đầu tư FDI; học tập, trao đổi kinh nghiệm, quyết tâm khắc phục những tồn tại, khuyết điểm để làm tốt hơn việc giải ngân VĐTC và đầu tư xã hội.

“Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, các bộ trưởng phải có một chương trình hành động cụ thể trong việc giải ngân VĐTC và đầu tư xã hội ở ngành và địa phương mình. Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển vốn từ nơi không tiêu được tiền sang nơi có thể giải ngân được, nhất là nguồn vốn Trung ương, vốn ngân sách, kể cả vốn ODA từ đầu tháng 8 tới”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân 6 tháng đầu năm là gần 160.000 tỷ đồng, đạt 33,9% kế hoạch (cùng kỳ đạt 28,56% kế hoạch Quốc hội giao). Mặc dù các cấp, các ngành và địa phương đã quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, số vốn giải ngân tăng so với cùng kỳ năm 2019, song tỉ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm vẫn thấp so với yêu cầu.

Tại Thừa Thiên Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng đại diện các sở, ban, ngành cùng tham dự. Năm 2020, vốn đầu tư công của tỉnh đã giao từ đầu năm là 2.564 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân được 923 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 36% kế hoạch.

Tỉnh đề xuất chính phủ quan tâm bố trí nguồn lực để tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ chính trị về xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó, có việc quan tâm hỗ trợ bố trí ngân sách Trung ương 980 tỷ đồng để tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thành Chương trình trọng điểm năm 2020 của tỉnh về di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế...  

Tin, ảnh: Thái Bình

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công
Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công

Ngay trong những ngày cuối năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành chỉ thị về việc thực hiện đầu tư công năm 2023. Đây là quyết tâm lớn của Thừa Thiên Huế trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngay từ đầu năm.

Triển khai nghị quyết bằng những việc làm cụ thể, thiết thực
Triển khai nghị quyết bằng những việc làm cụ thể, thiết thực

“Triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy phải gắn liền với Nghị quyết của Đảng ủy thị trấn và bằng những việc làm cụ thể, thiết thực” là phát biểu biểu chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tại buổi làm việc với Đảng ủy thị trấn Sịa về tình hình triển khai thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, diễn ra chiều 22/2.