Thứ Ba, 16/01/2018 15:02

Cộng đồng trách nhiệm giải quyết rốt ráo phản ánh hiện trường

Sáng 15/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, địa phương nhằm xử lý tình trạng nhiều phản ánh hiện trường (PAHT) quá hạn trên hệ thống Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) thông qua kênh tương tác Hue-S.

“Giải pháp phản ánh hiện trường” của Trung tâm IOC được vinh danh tại Sao Khuê 2020Rà soát, xây dựng mã định danh công dânHướng đến đô thị thông minh đầu tiên của Việt NamHiệu quả từ phạt nguộiCác cơ quan, đơn vị “tăng tốc” xử lý kiến nghị sau khi báo chí nêuChủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ yêu cầu thực hiện nghiêm xử lý kiến nghị trên đô thị thông minh

Bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin tại Trung tâm IOC

Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông Nguyễn Xuân Sơn cho biết, trong thời gian triển khai PAHT, hàng tuần sở đều có văn bản báo cáo UBND tỉnh tình hình xử lý phản ánh kiến nghị, đồng thời UBND tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai xử lý các phản ánh, kiến nghị theo báo cáo.

Tuy nhiên, qua theo dõi một số phản ánh vẫn còn tồn đọng, xử lý chưa dứt điểm. Đề nghị UBND tỉnh có phương án, chế tài tháo gỡ các trường hợp quá hạn để nâng cao chất lượng hiệu quả của hệ thống PAHT, nhằm tăng mức độ hài lòng của người dân.  

Sau khi trực tiếp lắng nghe ý kiến từ các bên liên quan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định khẳng định, hệ thống PAHT thông qua Hue-S lâu nay được triển khai rất tốt trên nhiều mặt, làm cho bộ mặt đô thị Huế ngày càng khởi sắc, được người dân địa phương và du khách đến Huế ủng hộ cao.

Về những phản ánh quá hạn kéo dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan liên quan cần cộng đồng trách nhiệm hơn nữa trong việc tham gia giải quyết rốt ráo các phản ánh của người dân. Nếu xử lý tốt những bức xúc của xã hội thông qua phản ánh của người dân là tạo niềm tin trong lòng Nhân dân, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế ngày càng xanh, sạch, đẹp và phát triển bền vững.

Được biết, IOC là đầu mối tiếp nhận phản ánh, nhận rất nhiều áp lực từ phía người dân đối với kết quả xử lý của các đơn vị. Với khối lượng phản ánh hiện nay đang tiếp nhận trung bình gần 40 phản ánh/1 ngày, việc các đơn vị không trả kết quả đúng hạn dẫn đến thời gian Trung tâm IOC phải liên hệ, đốc thúc mất rất nhiều thời gian, làm giảm tỉ lệ đánh giá hài lòng từ phía người dân. 

Tin, ảnh: Thái Bình 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nền tảng Hue-S đạt Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam năm 2022
Nền tảng Hue-S đạt Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam năm 2022

Sáng 8/12, tại Lễ trao giải thưởng Make in Viet Nam năm 2022 trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam 2022 (VFTE 2022) do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, “Nền tảng dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Hue-S)” vinh dự giành được Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam năm 2022 ở Top 10 Hạng mục Sản phẩm số xuất sắc cho Xã hội số.

Hạ tầng cho đô thị thông minh
Hạ tầng cho đô thị thông minh

Là đô thị trung tâm với địa bàn rộng, dân cư đông, đặc biệt là sau khi mở rộng địa giới hành chính nên ngoài việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng và chỉnh trang đô thị, TP. Huế chú trọng đến việc xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT), đô thị thông minh (ĐTTM) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cũng như nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của đội ngũ CBCNV trên địa bàn.

Hue-S chính thức ra mắt phiên bản mới “Tra cứu thông tin quy hoạch”
Hue-S chính thức ra mắt phiên bản mới “Tra cứu thông tin quy hoạch”

Chiều 18/11, Giám đốc Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) Bùi Hoàng Mình cho biết, sau một thời gian gián đoạn để nâng cấp, dịch vụ “Tra cứu thông tin quy hoạch” trên Hue-S chính thức ra mắt phiên bản mới với nhiều tiện ích phong phú, thiết thực phục vụ người dân.

Hue-S đi đầu trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
Hue-S đi đầu trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), mạng xã hội trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Sở Thông tin và truyền thông (TTTT) thực hiện trong thời gian qua góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân trong tìm hiểu thông tin về pháp luật, tạo chuyển biến trong tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.