Thứ Bảy, 26/11/2011 12:29

Công trình giao thông kết nối những vùng miền

Hàng loạt các tuyến đường giao thông đã và đang xây dựng, kết nối giữa các vùng miền, đô thị. Không xa nữa, Thừa Thiên Huế sẽ có một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển của một thành phố trực thuộc Trung ương.

Ý nghĩa từ một công trình

Thi công mở rộng QL1A

Đường Nguyễn Chí Thanh nối TP Huế với thị trấn Sịa huyện Quảng Điền đang tiến hành nâng cấp, mở rộng. Tuyến đường được mở rộng lên 12m, bảo đảm cho phương tiện tham gia lưu thông thuận tiện. Được xác định là đô thị động lực, đô thị vệ tinh của tỉnh, những năm qua, thị trấn Sịa không ngừng được đầu tư phát triển. Kết cấu hạ tầng được đầu tư tập trung chủ yếu vào giao thông, mặt bằng đô thị, như: Hoàn thành đưa vào sử dụng cầu Đan Điền, nhựa hóa đường từ Sịa đi Quảng Lợi, đường Sịa đi Quảng Phước, đường nội thị Thủ Lễ, Tráng Lực; chỉnh trang bờ sông Sịa, trung tâm thương mại, đền tưởng niệm liệt sĩ, khu hành chính tập trung huyện, khu dịch vụ phía đông sông Sịa, đê tả Bạch Đằng, cống Thập Đạo, và nhiều công trình có ý nghĩa khác. Cùng với chăm lo xây dựng cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực kinh tế như dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi… cũng được quan tâm phát triển.

Việc đầu tư nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Chí Thanh lần này có ý nghĩa rất quan trọng, là cửa ngõ thông thoáng kết nối giữa Sịa và Huế; để Huế vươn dài cánh tay đô thị về phía đông bắc; tạo điều kiệt tốt nhất cho các địa phương ven phá Tam Giang khai thác tiềm năng về du lịch và các đặc sản có giá trị khác. Những ngày này, không khí lao động trên công trường đường Nguyễn Chí Thanh rất nhộn nhịp. Cầu Tân Xuân Lai trên tuyến dài hơn 42m sẽ được xây lại mới hoàn toàn. Công trình do Công ty Cầu I Thăng Long đảm nhận, đến nay đã hoàn thành phần cọc khoan nhồi; hệ thống mố trụ, dầm đang được khẩn trương thi công. Ông Nguyễn Ngọc Nhân, tư vấn Giám sát Ban Đầu tư Xây dựng giao thông nói: “Phấn đấu đến tháng 8 này, cầu Tân Xuân Lai được hoàn thành để giải quyết đi lại cho người dân...”
Các gói thầu khác trên công trường với sự tham gia của nhiều đơn vị thi công, như: Công ty cổ phần Đường bộ I; Công ty cổ phần Quản lý Đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế; công ty cổ phần Xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế; Công ty Thiên An Hải; công ty Anh Quân; Công ty Hà Mỹ Hưng... Đến nay, các đơn vị thi công đã tiến hành đào bỏ đất phong hóa, đắp taluy, xây dựng tường chắn, cống thoát nước... với khối lượng đạt trên dưới 40%/mỗi gói thầu.
Gắn kết chuỗi đô thị
Cùng với đường Nguyễn Chí Thanh, cửa ngõ phía Bắc TP Huế đang tiến hành những bước cần thiết để triển khai thi công. Ông Ngô Văn Tuân, Giám đốc Sở GTVT Thừa Thiên Huế cho biết: “Một trong những khó khăn lớn nhất trong triển khai thi công cửa ngõ phía Bắc là đền bù giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, đến nay, công việc thống kê, định giá đã cơ bản hoàn tất; UBND tỉnh cũng đã cấp đủ kinh phí. Cố gắng chi trả sớm cho người dân, giải phóng mặt bằng để thi công sớm. Cửa ngõ phía Bắc TP Huế được UBND tỉnh quyết định đầu tư, với mục tiêu tạo diện mạo mới cho đô thị Huế, thúc đẩy quá trình đô thị hóa các đô thị vệ tinh, tạo điều kiện sắp xếp lại dân cư hợp lý, giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông, phát triển du lịch...” Công trình có tổng chiều dài hơn 2,5km, từ cầu Cống Chém đến phường Hương An, TX Hương Trà. Tim tuyến trùng với tim đường hiện trạng nhưng sẽ được mở rộng gấp đôi, với tổng bề rộng 33m; trong đó, lòng đường mỗi bên rộng 10,5m, hè đường mỗi bên rộng 4,5m, dải phân cách rộng 3m. Mặt đường được kết cấu cấp cao A1 bằng bê tông nhựa; hè đường được bó vỉa, bố trí phần bộ hành và cây xanh; dải phân cách cứng cao hơn mặt đường 3cm, bên trong đắp đất màu trồng cây cảnh. Điện chiếu sáng được thay mới toàn bộ, cột bằng thép tròn mạ kẽm, được bố trí độc lập giữa dải phân cách. Ngoài ra, dự án còn xây mới cầu Triều Tây, cầu Quán Rớ, hệ thống thoát nước dọc, thoát nước ngang và các công trình phòng hộ, an toàn giao thông khác.
Vấn đề mở rộng QL49A từ Nam Giao đến cầu Tuần và từ cầu Tuần đến A Lưới. Chủ trương của Cục Đường bộ Việt Nam trong năm nay sẽ hoàn thiện phần mở rộng đoạn từ dốc Mạ Ơi lên Bốt Đỏ, dài 15 km. Các đoạn khác vẫn tiến hành thi công các hạng mục chống sạt lở, mở rộng vòng cua đảm bảo giao thông trước mắt; sau có kinh phí sẽ mở rộng toàn tuyến. Riêng đoạn từ đàn Nam Giao lên Bình Điền tuy dự án đã được lập, nhưng khả năng kinh phí sẽ chưa triển khai được trong năm nay. Tỉnh đang nỗ lực làm việc với Bộ GTVT xin được ưu tiên triển khai đoạn này sớm... Một dự án rất quan trọng khác là mở rộng QL1A qua Thừa Thiên Huế theo hình thức BOT, đang triển khai rất thuận lợi. Sở GTVT và chính quyền các địa phương đang tích cực triển khai công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Hiện nay, mặt bằng QL1A ngang qua Thừa Thiên Huế cơ bản ổn. Đoạn ngoài đô thị được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, nền đường rộng 20,5m, bao gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp, với vận tốc thiết kế từ 60 đến 80km/h. Đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị thứ yếu, nền rộng từ 21,5 đến 25,5m với vận tốc 60km/h.

Đường Nguyễn Chí Thanh (Quảng Điền) đang được tiến hành mở rộng

 
Dự kiến đến giữa năm 2015, QL1A qua Thừa Thiên Huế được nâng cấp hoàn thành. Với chiều dài hơn 30km, với bề rộng hơn 20m; QL1A sẽ kết nối với một chuỗi đô thị từ Phong Điền đến Lăng Cô. Cùng với nhiều trục đường giao thông kết nối khác đã và đang xây dựng, mạng lưới giao thông Thừa Thiên Huế bước đầu sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển mới đối với thành phố trực thuộc Trung ương!
Bài, ảnh: Đặng Thành
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.