Thứ Tư, 04/07/2018 07:05

COVID-19 cơ hội đổi thay

Dịch bệnh COVID - 19 vẫn đang hoành hành nhiều nơi mang tới nhiều hệ lụy. Thế nhưng, đối với Thừa Thiên Huế, đó cũng được xem là cơ hội để thay đổi trong phát triển kinh tế.

COVID-19: Nhiều quốc gia cấm các chuyến bay từ Vương quốc AnhĐã có gần 1,7 triệu người trên thế giới tử vong vì COVID-19Nhiều quốc gia ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến

Đeo khẩu trang giúp người dân phòng bệnh hiệu quả

Chiếc khẩu trang giữ chân người lao động

Ngay trong thời điểm dịch bệnh COVID - 19 ảnh hưởng nặng nề, gây đứt gãy thị trường, làm thiếu đơn hàng và nguyên liệu, ngành dệt may Thừa Thiên Huế vẫn biết cách “ăn nên làm ra” khi chuyển hướng từ sản xuất sản phẩm truyền thống sang gia công, sản xuất khẩu trang vải và đồ bảo hộ y tế. Tính đến hết tháng 8/2020, các doanh nghiệp dệt may sản xuất hơn 520 triệu sản phẩm khẩu trang vải kháng khuẩn, giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 2.200 tỷ đồng.

Chỉ trong thời gian ngắn, sang quý 4/2020, mặt hàng khẩu trang và đồ bảo hộ y tế đã giảm mạnh do dư thừa nguồn cung. Cùng với tích cực phòng dịch, việc chuyển đổi mặt hàng sản xuất được coi là “chiếc phao cứu sinh” này của ngành dệt may được đánh giá cao. Nói như bà Nguyễn Hồng Liên, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Dệt may Huế, may khẩu trang phục vụ thị trường xuất khẩu góp phần mang lại doanh thu ổn định, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giữ chân người lao động.

Câu chuyện chiếc khẩu trang sẽ còn được nhắc nhiều trong thời gian đến như một cách ứng phó tình huống linh hoạt trong sản xuất kinh doanh. Đáng nói ở đây còn là mục tiêu hướng đến người lao động của doanh nghiệp dệt may. Không quá bất ngờ khi biết rằng, trước một biến động như dịch bệnh COVID - 19, hình ảnh tiêu biểu là sản xuất đình trệ với hàng loạt người thất nghiệp dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội. Thống kê vào giữa năm 2020 cho thấy, tại 471/667 cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn đã có 89% tổng số lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID - 19, buộc phải giảm lương, giảm công làm, nghỉ không lương và thôi việc. Còn lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, khách du lịch ước giảm 61%, khách lưu trú giảm 52% và doanh thu du lịch như một hệ lụy kéo theo, giảm 61 % so với cùng kỳ.

Cùng với du lịch, xuất nhập khẩu và giao thông vận tải là 2 ngành kinh tế của Thừa Thiên Huế chịu tác động nặng nề của dịch bệnh COVID - 19. Cũng là sự giảm sút mạnh khi lũy kế đến 9 tháng trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 11,8% và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa giảm 3,25% so cùng kỳ. Trong hoạt động giao thông vận tải, vận tải hành khách giảm 32,2% và doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ, bưu chính chuyển phát giảm 4,2%. Nếu như năm 2018 và 2019 đều có sự tăng trưởng tích cực thì đến năm 2020, sản lượng hàng hóa qua cảng Chân Mây ước thực hiện chỉ đạt 2,4 triệu tấn và giảm 10,1%; doanh thu năm 2020 giảm 14,7% so với năm 2019.

Đơn hàng mới, kích cầu để phát triển

Tháng 11/2020, ngành du lịch và các doanh nghiệp 3 địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình kích cầu du lịch với chủ đề “Ba địa phương - Một điểm đến nhiều trải nghiệm”, quyết định áp dụng các gói sản phẩm ưu đãi dành cho du khách; trong đó, đặc biệt, du khách được giảm 50% giá vé tại các điểm thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế đến 31/12/2020 và giảm 100% vé tham quan từ 1/1/2021 - 30/6/2021.

Cùng với rà soát và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng, các gói kích cầu lúc này là hết sức cần thiết để từng bước làm ấm trở lại thị trường du lịch Thừa Thiên Huế, giải quyết công ăn việc làm cho nhân lực ngành du lịch. Với sự chủ động của doanh nghiệp, những chính sách hỗ trợ thiết thực hứa hẹn thổi một “làn gió mới” đến ngành du lịch.

Trong khi đó, dù nguồn cung nguyên phụ liệu ổn định và hoạt động xuất khẩu trở lại bình thường, song do ảnh hưởng của dịch COVID - 19, ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp phải “ăn đong”, lo đơn hàng hàng tuần và số lượng đối tác “hủy đơn” vẫn tiếp diễn. Vậy nên, làm sao để duy trì được các sản phẩm truyền thống và tìm kiếm các đơn hàng mới là công việc của các doanh nghiệp để từ cứu lấy mình.

Giảm bớt áp lực, Sở Công thương phối hợp với Cục Hải quan hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xuất nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa, máy móc thiết bị phục vụ các dự án đầu tư và hoạt động sản xuất, đồng thời đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành dệt may. Sở cũng chỉ đạo rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc, tạo điều kiện xuất khẩu hàng hóa nhanh nhất.

Cơ hội thu hút các nhà đầu tư

Tại hội nghị Du lịch toàn quốc diễn ra ngày 28/11 ở Quảng Nam, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nói rằng, dịch COVID - 19 đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho ngành du lịch. Đối với các điểm đến, đại dịch lần này cũng dẫn đến rất nhiều thay đổi trong ngành du lịch: thị trường khách, hành vi của khách, loại hình và sản phẩm, các hình thức xúc tiến quảng bá, nguồn lao động… Vì thế, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch hiện nay là một trong những yếu tố sống còn.

Những năm gần đây, bên cạnh các loại hình được xem là thế mạnh mà điểm đến Thừa Thiên Huế đang khai thác và cung cấp dịch vụ, du lịch thông minh cũng được tỉnh tập trung xây dựng và phát triển. Với quan điểm du lịch thông minh chỉ có được trên nền tảng của một đô thị thông minh, tỉnh đang tập trung vào hai khía cạnh: quản lý, điều hành thông minh đối với chính quyền, doanh nghiệp và trải nghiệm các tiện ích thông minh đối với du khách.

Từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID -19 vẫn có hàng trăm nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu trên địa bàn tỉnh. Có thể nói, bên cạnh bị tác động bởi dịch bệnh thì đây là cơ hội vàng để thu hút các nhà đầu tư. Hiện, nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới đang có xu hướng dịch chuyển, chuyển hướng vào Việt Nam và Thừa Thiên Huế chính là điểm đến lý tưởng, nhất là Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu đô thị nằm trong quy hoạch mở rộng TP. Huế.

Thừa Thiên Huế không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chính sách từng bước thu hút các nhà đầu tư. Thừa Thiên Huế không chỉ nổi bật tại khu vực miền Trung, hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội mà còn đồng bộ về quy hoạch (khoảng 25.000 ha đất “sạch”) đã và đang là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư. Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định: Với tiềm năng và lợi thế sẵn có của mình, cũng như sự quyết tâm của các cấp, các ngành, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang từng bước khẳng định là điểm đến lý tưởng và “an toàn” cho các nhà đầu tư.

Bài: Đan Duy - Ảnh: Thu Thủy

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.