Thứ Bảy, 14/01/2017 16:13

Cuba thông qua Luật Bầu cử mới, khôi phục chức danh thủ tướng

Với quy định mới này, Quốc hội sẽ vẫn là cơ quan bầu ra các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước trong số các đại biểu của mình và theo sự đề cử của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản.

Cuba học hỏi kinh nghiệm cải cách tư pháp của Việt NamCuba gia nhập thị trường du lịch cao cấp75% người dân Cuba bỏ phiếu thông qua dự thảo hiến pháp mớiCuba công bố rộng rãi dự thảo cuối cùng của Hiến pháp mới

Một hiên họp toàn thể Quốc hội Cuba. Ảnh: Lê Hà/TTXVN

Ngày 13/7, với tỷ lệ đồng thuận tuyệt đối, Quốc hội Cuba đã thông qua Luật Bầu cử mới, trong đó khôi phục cơ chế chủ tịch nước-thủ tướng, vốn từng được thay đổi theo Hiến pháp năm 1976.

Với quy định mới này, Quốc hội sẽ vẫn là cơ quan bầu ra các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước trong số các đại biểu của mình và theo sự đề cử của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản.

Chức danh Chủ tịch nước - người đứng đầu bộ máy Nhà nước Cuba, và chức danh thủ tướng chính phủ cũng được khôi phục.

Theo Hiến pháp 1976 vừa hết hiệu lực ngày 10/4 của Cuba, người đứng đầu Nhà nước Cuba là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, còn theo Luật Bầu cử mới, soạn thảo theo Hiến pháp mới, chức danh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước sẽ do Chủ tịch Quốc hội kiêm giữ, trong khi Hội đồng Nhà nước - vốn là cơ quan thường trực của Quốc hội, từ nay sẽ trở lại với chức năng lập pháp thuần túy hơn.

Còn chức danh Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng sẽ được chuyển thành Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên cơ quan nội các này sẽ đảm nhiệm toàn bộ công việc hành pháp - vốn trước đây chia sẻ với Hội đồng Nhà nước.

Lãnh tụ cách mạng Fidel Castro chính là người gần nhất giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ, từ khi Cách mạng thành công năm 1959 tới năm 1976, sau đó chức vụ này đã được thay thế theo bản Hiến pháp đầu tiên theo đường lối xã hội chủ nghĩa, và kể từ đó nhà lãnh đạo lịch sử này đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng.

Theo Luật Bầu cử mới, nhiệm kỳ của các chức danh này là năm năm và mỗi cá nhân được đảm nhiệm một chức danh lãnh đạo tối đa hai nhiệm kỳ.

Luật Bầu cử cũng cụ thể hóa những điểm mới của Hiến pháp 2019 về việc định ra các chức danh Thống đốc và Thủ hiến tỉnh, và câihi chức danh này đều được bầu ra theo phương thức gián tiếp, qua hội nghị đại biểu các Hội đồng nhân dân các huyện trong tỉnh.

Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Esteban Lazo cũng từng công bố rằng, sau khi Luật Bầu cử mới có hiệu lực, Quốc hội dự kiến sẽ tiến hành bầu Chủ tịch nước vào tháng 10 tới - với Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng đương nhiệm Miguel Díaz-Canel là ứng viên rõ ràng nhất - và bầu Thủ tướng vào trước cuối năm nay.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế
Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế

Chiều 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Đại học (ĐH) Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục, đào tạo. Cùng tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển
Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển

Sáng 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - Quốc hội khóa XV do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực giáo dục (GD), đào tạo (ĐT), văn hóa (VH), du lịch (DL).