Thứ Hai, 21/11/2016 08:35

Đại biểu kỳ vọng, Quốc hội thẳng thắn nhìn vào thực tiễn

Các đại biểu mong muốn hoạt động của Quốc hội tiếp tục được cải tiến nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong các phiên họp.

3.518 ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Quốc hộiKhai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Tạo sự thống nhất cao để có những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dânHôm nay, khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV

Trong ngày khai mạc Kỳ họp thứ 7, bên hành lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng Kỳ họp sẽ giải quyết nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, vì vậy mong muốn hoạt động của Quốc hội tiếp tục được cải tiến nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong các phiên họp.

Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Quang Vinh

Nhiều đại biểu mong muốn hoạt động của Quốc hội sẽ tiếp tục được cải tiến hơn từ khâu góp ý đến hoạt động chất vấn các thành viên chính phủ để làm rõ nguyên nhân và đề ra những giải pháp khắc phục hạn chế cho từng ngành cụ thể.

Đại biểu Nghiêm Vũ Khải, đoàn Hải Phòng nêu ý kiến: “Các đại biểu quốc hội thẳng thắn nhìn vào thực tiễn đóng góp ý kiến nhằm hình thành các cơ chế nhất là pháp luật có liên quan để bảo đảm nền tảng pháp lý phát triển bền vững đất nước”.

Nhận định về báo cáo của Chính phủ trình bày trước Quốc hội, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết, đoàn An Giang, kỳ vọng, thời gian tới Chính phủ cần đưa ra những giải pháp rõ nét hơn trong điều hành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển vững mạnh:

“Tôi mong đợi Chính phủ giải pháp rõ hơn trong điều hành vĩ mô. Đặc biệt là hiện nay chủ trương tăng mặt hàng thiết yếu như giá điện, xăng dầu và một số mặt hàng tăng giá ảnh hưởng chỉ số lạm phát, gây bất lợi trong điều hành vĩ mô. Trong điều hành của Chính phủ phải mang tính chủ động hơn trong kiểm chế lạm phát từ nay đến cuối năm để làm sao cán cân điều hành chung của nền kinh tế mang tính ổn định hơn”- Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết nói.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí. Ảnh: Quochoi.vn

Dành sự quan tâm đến công tác lập pháp, đại biểu Nguyễn Anh Trí, đoàn Hà Nội mong muốn các đại biểu sẽ có nhiều ý kiến tâm huyết vào Dự án Luật Giáo dục sửa đổi, nhằm tìm ra các giải pháp khắc phục những lỗ hổng, hạn chế mà ngành giáo dục đang gặp phải, để vừa đảm bảo chất lượng giáo dục vừa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

“Cơ quan soạn thảo tiếp thu chưa hết trong đó có nhiều vấn đề hết sức quan trọng đó là vấn đề sách giáo khoa, những vấn đề như thi cử, vấn đề cải tiến, kể cả vấn đề về tên gọi... Tôi nghĩ có lẽ cần phải thảo luận nữa mà mong đợi nhất đó là cơ quan soạn thảo sẽ  tiếp thu các ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các cử tri để việc sửa đổi theo hướng thiện chí hơn, hiệu quả hơn và tránh nhiệm hơn”- Đại biểu Nguyễn Anh Trí chia sẻ.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế
Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế

Chiều 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Đại học (ĐH) Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục, đào tạo. Cùng tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển
Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển

Sáng 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - Quốc hội khóa XV do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực giáo dục (GD), đào tạo (ĐT), văn hóa (VH), du lịch (DL).