Thứ Bảy, 22/10/2016 22:01

Dấu ấn đại tướng Lê Đức Anh

Đại tướng Lê Đức Anh giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 1992 - 1997. Đại tướng Lê Đức Anh từng có mặt ở những điểm nóng nhất trong kháng chiến và trở về trong chiến thắng...

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ trần

Nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh

Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư, đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, ông đã từ trần vào hồi 20 giờ 10 phút, ngày 22.4 tại nhà Công vụ, số 5A Hoàng Diệu, TP.Hà Nội.

Đại tướng Lê Đức Anh sinh ngày 1/12/1920 tại xã Lộc An, H.Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế.

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1938; Chủ tịch nước nhiệm kỳ 1992 - 1997. Từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1987 - 1991), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1986 - 1987)… Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V, VI, VII; Bí thư Trung ương Đảng khóa VII; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII…

Là một tướng trận, một trong số ít người đã trải qua các cuộc chiến tranh từ năm 1945 - 1989, đại tướng Lê Đức Anh có mặt ở những điểm nóng nhất và trở về trong chiến thắng.

Ngày 16/4/1974, ông được phong vượt cấp từ đại tá lên trung tướng do chủ động đánh địch lấn chiếm đất, phá âm mưu phá hoại Hiệp định Paris của địch; được phong hàm đại tướng vào năm 1984.

Nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh từng tham gia chiến dịch giải phóng Campuchia, Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia; tham gia cứu đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, giúp hồi sinh một dân tộc.

Trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông đóng góp quan trọng vào bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, khi được tín nhiệm giao trọng trách thăm dò, mở đường cho bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.

Sáng kiến phong tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng khi giữ trọng trách Chủ tịch nước; giải quyết chính sách đất đai cho bộ đội tự xây nhà, giúp ổn định chỗ ở, cải thiện đời sống sĩ quan, cán bộ quân đội; giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ khi giảm 60% quân số bằng cách đưa đi lao động xuất khẩu...

Bộ Chính trị khóa V có 13 Ủy viên, riêng quân đội có 3, gồm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Văn Tiến Dũng; Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Chu Huy Mân, và Lê Đức Anh (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng). Vị trí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là Ủy viên Bộ Chính trị, là rất đặc biệt, chưa từng có.

Nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh được Đảng, nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huy hiệu 80 năm tuổi đảng; Huân chương Quân công hạng nhất; Huân chương Chiến công hạng nhì; Huân chương Chiến thắng hạng nhất, và nhiều Huân chương cao quý của nhà nước Liên Xô, Cu Ba, Camphuchia, Lào…

Theo Thanh niên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải có dấu ấn liên kết vùng
Phải có dấu ấn liên kết vùng

Kinh tế biển là lợi thế chung của các tỉnh trong khu vực và đây được xem là chìa khóa để phát triển và liên kết vùng.

ASEAN Dấu ấn 2022  triển vọng 2023
ASEAN: Dấu ấn 2022 & triển vọng 2023

Năm 2022, khu vực Đông Nam Á đã tập trung sự chú ý của thế giới với một loạt các hội nghị cấp cao, cho thấy sự thành công của chính sách kinh tế trong việc giải quyết các vấn đề địa chính trị. Trong năm 2023, ngay cả khi dự kiến sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, Đông Nam Á vẫn được giới chuyên gia nhận định và tin tưởng là đang nổi lên với tư cách là “người chiến thắng” về đầu tư và thương mại.

Dấu ấn trên hành trình góp sức, vươn mình
Dấu ấn trên hành trình góp sức, vươn mình

Vượt qua những thách thức từ công tác đào tạo và tuyển sinh, Trường đại học (ĐH) Nghệ thuật, ĐH Huế đã và đang góp sức cùng các trường ĐH thành viên xây dựng và phát triển ĐH Huế trở thành ĐH Quốc gia.