Thứ Bảy, 27/11/2010 05:53

Dạy bơi cho học sinh

Mới bước vào đầu hè, cả nước liên tiếp xảy ra các tai nạn đuối nước ở trẻ em rất thương tâm, để lại bao nỗi đau cho gia đình và xã hội; trong đó nhiều vụ có số lượng học sinh bị đuối nước khá đông, như vụ 6 học sinh lớp 7 ở Ninh Thuận; vụ 4 học sinh lớp 6 ở Đắk Lắk; vụ 2 học sinh tắm biển ở bãi biển Nhật Lệ (Quảng Bình)...

Đuối nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong trẻ em. Với Việt Nam- một nước có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và rất nhiều bãi biển thì nguy cơ đuối nước luôn là mối đe dọa tính mạng cho trẻ em. Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, 6 tháng đầu năm 2012, nước ta có trên 800 trẻ bị đuối nước. Trong vòng 50 ngày (tính từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5/2013), trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên có khoảng 30 học sinh chết đuối. Tình trạng đuối nước trẻ em ở Việt Nam cao nhất nhì khu vực Đông Nam Á và cao gấp 8 -10 lần các nước phát triển. Trong đó, Thừa Thiên Huế được xếp vào tốp 10 tỉnh thành có tỷ lệ trẻ em đuối nước cao trên cả nước.

Trong những tháng nghỉ hè, nhu cầu vui chơi, giải trí của các em tăng cao. Nhưng thực tế, chúng ta rất thiếu những điểm vui chơi an toàn cho trẻ em. Ở thành phố, số gia đình có điều kiện cho con em đến công viên, bể bơi hàng ngày chiếm tỷ lệ rất nhỏ, các em tự tìm chỗ chơi là các ao hồ, bãi ven sông để tắm mát, chơi đùa.

Ở nông thôn, tình trạng này lại càng phổ biến. Do đó, để giảm tai nạn đuối nước, việc cần làm đầu tiên là tạo ra các khu vui chơi an toàn để thu hút trẻ. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các khu vui chơi giải trí cho trẻ và có biện pháp quản lý về giá cả, đảm bảo hài hòa lợi ích của cá nhân và cộng đồng. Bên cạnh đó, ngoài việc thường xuyên giám sát, cha mẹ cần chủ động nhắc nhở, dạy bảo, răn đe con em về hành vi tắm mát, bơi lội tại các sông, hồ; dạy cho trẻ biết về các nguy cơ và hướng dẫn cách giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước... Tuy nhiên, điều cốt lõi, cần dạy bơi cho trẻ để trẻ an toàn khi vui chơi dưới nước và tự cứu mình trong các trường hợp bị ngập nước. Một thông tin cần lưu ý: trong tai nạn đuối nước, 90% người tử vong do không biết bơi.

Được biết, đề án phổ cập việc bơi lội cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra nhiều năm nay, nhưng hầu như không được thực hiện, bởi các trường không đủ điều kiện cơ sở vật chất cũng như đội ngũ nhân lực. Ngay trong tiêu chuẩn cơ sở vật chất của trường đạt chuẩn quốc quốc gia, tuy có khu luyện tập thể dục thể thao, nhưng hầu như chẳng trường nào có bể bơi. Thực tế hiện nay, chỉ có một số trường học tư nhân, liên kết quốc tế có đưa môn bơi lội trở thành môn học chính khóa, nhưng số này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Để tháo gỡ khó khăn, Trường THCS Nguyễn Tri Phương (TP Huế) phối hợp với Trung tâm Thể thao dưới nước tổ chức các khoá học bơi dịp đầu hè để phổ cập bơi cho học sinh của trường từ năm 2008 và hàng năm đều tổ chức giải bơi truyền thống Yết Kiêu để đánh giá quá trình học tập, rèn luyện môn bơi của các em. Qua đó, không chỉ giúp các em rèn luyện kỹ năng tự phòng vệ mà còn tạo sân chơi bổ ích, giúp các em phát triển toàn diện cả trí và lực ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là mô hình mới cần được nhân rộng ở những địa bàn có bể bơi. 

Hoàng Giang
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.